> Dùng đường làm đẹp, trị thương, chữa bỏng
> Người có biệt tài chữa bỏng
Thiếu kiến thức sơ cứu bỏng
Bác sĩ Trần Đoàn Đạo - Trưởng khoa Bỏng - Tạo hình BV Chợ Rẫy cho biết, mỗi ngày nơi đây tiếp nhận từ 5-10 bệnh viện bị phỏng các loại nhập viện.
Chủ yếu bệnh nhân bị bỏng nhập viện do tai nạn trong sinh hoạt gây ra, thi thoảng nơi tiếp nhận bệnh nhân bỏng do phóng điện hoặc bị tạt a xít. Hầu hết các trường hợp đến bệnh viện mà không được sơ cứu hoặc sơ cứu không đúng cách khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp và để lại di chứng.
Việc dùng kem đánh răng bôi lên vết thương với suy nghĩ kem làm dịu vết thương. Nhưng ít ai biết trong kem có chất kiềm nhẹ nên khi bôi lên vết phỏng sẽ làm đau đớn hơn. |
Bác sĩ Bùi Minh Huân- Trưởng khoa Ngoại, BV Quận 2 cho biết nơi đây vừa tiếp nhận 2 trường hợp bị phỏng khá nặng. Bệnh nhi Nguyễn T.M, 4 tuổi ngụ tại quận 2 bị người anh họ 6 tuổi đổ cồn vào người, sau đó dùng hộp quẹt đốt khiến M. phỏng 19% diện tích da toàn thân.
Một trường hợp khác là bệnh nhân nam 39 tuổi ngụ ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai nhập viện quận 2 trong tình trạng vết phỏng bị hoại tử kèm nhiễm trùng.
Qua khai thác bệnh sử được biết, bệnh nhân này nhậu say sau đó để chân vào pô xe máy khiến bị bỏng ở chân phải. Tuy nhiên, người này tự điều trị bằng cách thoa kem đánh răng, sau đó đắp lá cây vào vết thương. 5 ngày sau không khỏi, vết phỏng bị nhiễm trùng gây hoại tử da mới tìm đến bệnh viện.
Tự chữa gây nhiều biến chứng
Bác sĩ Huân cho biết rất nhiều bệnh nhân bị phỏng do tai nạn sinh hoạt thường chủ quan vì nghĩ vết bỏng không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe nên điều trị theo dân gian.
“Nhiều người dùng kem đánh răng, dầu ăn, bôi lòng đỏ trứng gà, rửa bằng nước mắm, thậm chí đắp cả lá cây cỏ vào vết bỏng. Nhưng thực tế đây là những thói quen xấu trong điều trị bỏng mà người dân biết được”- bác sĩ Huân nói.
Lúc bị phỏng thì vết thương rất sạch nên khi cấp cứu bỏng phải cẩn thận tránh vết phỏng bị nhiễm bẩn. Phải dùng nước sạch để rửa vết phỏng và yêu cầu người cấp cứu nên rửa tay sạch và tránh động chạm vào vết bỏng. Ngoài ra, trong trường hợp phỏng là do acid gây ra thì rửa vết bỏng bằng nước có pha bicarbonat. Nếu bỏng là do kiềm thì rửa bằng nước có pha giấm, chanh. Nhưng nếu bỏng mắt do hóa chất chỉ được rửa bằng nước bình thường. |
Bác sĩ Trần Đoàn Đạo cho biết, trường hợp phỏng điện hoặc phỏng do bị phóng điện thường có mức độ tàn phế cao do bị tổn thương sâu. Nhiều bệnh nhân bị cắt đoạn chi. Tuy nhiên, việc sơ cứu ban đầu hiện nay của người dân vẫn chưa được tuyên truyền sâu rộng.
“Việc dùng kem đánh răng bôi lên vết thương với suy nghĩ kem làm dịu vết thương. Nhưng ít ai biết trong kem có chất kiềm nhẹ nên khi bôi lên vết phỏng sẽ làm đau đớn hơn” - bác sĩ Đạo lý giải.
Còn theo bác sĩ Huân việc dùng mỡ trăn hay dầu cá nếu không được chỉ định rõ ràng dễ làm cho vết phỏng bị nhiễm trùng. Theo bác sĩ Huân vẫn có những loại thuốc trị phỏng có mỡ trăn nhưng thuốc chỉ định cho những trường hợp bị bỏng sâu, dùng vào tuần lễ thứ ba sau khi bỏng và tuyệt đối không dùng mỡ trăn và dầu cá vào việc sơ cứu.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo tuyệt đối không dùng lòng đỏ trứng gà để bôi lên vết bỏng vì lòng đỏ là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển. “Khi bị bỏng, tốt nhất ngâm ngay vết thương vào nước sạch, càng sớm càng tốt sau đó dùng băng che phủ vùng tổn thương rồi đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất”- bác sĩ Huân khuyên.