'Bệnh lạ' ở Quảng Ngãi tái xuất

'Bệnh lạ' ở Quảng Ngãi tái xuất
TP - Đã hơn nửa năm nay, hội chứng viêm dày sừng bàn tay, bàn chân (quen gọi là bệnh lạ) không phát sinh trở lại tại huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nhưng cuối tháng 2-2013, Bệnh viện đa khoa tỉnh tiếp nhận 2 bệnh nhân ở xã Sơn Ba (Sơn Hà) có biểu hiện mắc bệnh này.

> Hai vợ chồng nghi mắc ‘bệnh lạ’ ở Quảng Ngãi
> Thêm chuyện về gia đình mắc bệnh lạ

Đây là 2 bệnh nhân đầu tiên của huyện Sơn Hà phát hiện căn bệnh này. Sau 4 ngày điều trị tại Trung tâm Y tế huyện, hai bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện tỉnh.

Theo hồ sơ bệnh án, các biểu hiện bên ngoài cũng như các xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy, 2 bệnh nhân có những triệu chứng giống với hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân trước đó ở huyện Ba Tơ.

Bác sỹ Phạm Ngọc Lân, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, cho biết: Đến thời điểm này nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa xác định. Bệnh viện đang điều trị theo phác đồ hướng dẫn của Bộ Y tế.

Giai đoạn này bệnh nhân được hỗ trợ các vấn đề về chức năng gan, dinh dưỡng, nghỉ ngơi theo dõi các vấn đề cận lâm sàng xét nghiệm tổn thương về gan.

Hiện sức khỏe hai bệnh nhân đang dần tốt hơn. “Chúng tôi sẽ kết hợp hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Bạch Mai để chủ động trong công tác điều trị”. –Bác sỹ Lân cho hay.

Hiện Sở Y tế đã có văn bản báo cáo Bộ Y tế về 2 trường hợp trên. Đồng thời đoàn công tác của y tế tỉnh nhanh chóng về xã Sơn Ba khám và xét nghiệm sàng lọc gần 400 trường hợp làm các xét nghiệm máu cho một số trường hợp người dân ở thôn có người mắc bệnh.

Qua đó đã phát hiện 9 trường hợp có men gan tăng nhẹ, chủ yếu tập trung tại thôn Kà Khu và thôn Ba. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp khám chưa có biểu hiện tổn thương da.

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã tổ chức phun hóa chất tiêu độc, khử trùng bằng dung dịch Cloramin B nồng độ 2% tại thôn Kà Khu, xã Sơn Ba.

“Trước mắt, chúng tôi tập trung khám sàng lọc, cấp thuốc tăng cường sức đề kháng, đồng thời tổ chức vệ sinh tiêu độc, khử trùng. Đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo bà con không nên hoang mang, ăn uống đủ dinh dưỡng, không sử dụng các loại gạo bị mốc, gạo để lâu ngày”- ông Hồ Minh Nên, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Ngãi cho biết.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.