Mẹo hay giúp đánh bật mùi hôi miệng

Mẹo hay giúp đánh bật mùi hôi miệng
Hôi miệng và hơi thở có mùi hôi vốn được xem là vấn đề tế nhị, khó nói. Nó không chỉ khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp mà còn là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe của bạn.

Mẹo hay giúp đánh bật mùi hôi miệng

> Mẹo trị '3 hôi' cực hiệu quả

> Sáu triệu chứng lão hóa răng

Hôi miệng và hơi thở có mùi hôi vốn được xem là vấn đề tế nhị, khó nói. Nó không chỉ khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp mà còn là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe của bạn.

Cách trị hôi miệng đơn giản nhất là chăm sóc răng miệng tốt
Cách trị hôi miệng đơn giản nhất là chăm sóc răng miệng tốt. Ảnh: minh họa
 

Vệ sinh răng miệng

Cách trị hôi miệng đơn giản nhất là chăm sóc răng miệng tốt. Sâu răng, bệnh nướu răng có thể là nguyên nhân gây mùi hôi. Vì vậy bạn nên đánh răng 2 lần một ngày và dùng chỉ tơ nha khoa ít nhất 1 lần một ngày để loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên răng và nướu đồng thời nên kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ.

Làm sạch lưỡi

Bề mặt lưỡi là nơi lý tưởng sản sinh ra vi khuẩn có hại và là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng nhưng hầu hết chúng ta lại bỏ qua khu vực này khi đánh răng. Hãy dùng bàn chải lông mềm để chải sạch lưỡi hàng ngày hoặc có thể sử dụng dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch hiệu quả hơn.

Nói không với đường

Nhai kẹo bạc hà hay kẹo cao su không phải là giải pháp chống hơi thở có mùi mà ngược lại nó lại là nguyên nhân gây nên mùi hôi ở miệng nếu kẹo có chứa đường. Đường trong miệng sẽ lên men dẫn đến mùi hôi rất khó chịu. Nếu bạn đang gặp rắc rối với hơi thở, cũng nên cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn uống của mình.

Thường xuyên uống nước là cách để giảm hôi miệng
Thường xuyên uống nước là cách để giảm hôi miệng. Ảnh: minh họa
 

Uống đủ nước

Nước bọt có chứa các enzyme quan trọng bảo vệ răng miệng, tiêu diệt những vi khuẩn gây mùi, do đó nếu miệng khô có thể góp phần vào tình trạng hôi miệng. Vì vậy uống đủ nước mỗi ngày (2l/ngày) sẽ kích thích các tuyến nước bọt và giữ ẩm cho miệng. Nếu bạn uống đủ nước mà vẫn khô miệng thì có thể do tác dụng phụ của thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm, hoặc thuốc cao huyết áp. Nếu bạn thường khô miệng vào buổi sáng có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ hoặc viêm xoang do phải thở bằng miệng.

Ăn bánh mỳ

Một chế độ ăn lượng carbohydrat thấp, protein cao có thể là nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi. Khi đốt cháy mỡ, hóa chất được gọi là xeton sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hơi thở khó chịu. Nếu bạn đang ăn kiêng để giảm hàm lượng carbohydrat, hãy ăn một vài lát bánh mỳ. Trong bánh mỳ có lượng carb (tinh bột) giúp bạn cải thiện hơi thở rõ rệt.

Uống trà

Các nghiên cứu của Đại học Illinois tại Chicago cho thấy polyphenol, thành phần hóa học được tìm thấy trong trà đen và trà xanh, có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn khiến cho hơi thở có mùi cũng như sự sinh trưởng của vi khuẩn.

Nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt và đã thử tất cả các biện pháp trên mà hơi thở vẫn có mùi có thể đó là triệu chứng của một loạt các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, viêm xoang nặng, rối loạn tiêu hóa, hoặc các vấn đề về gan và thận. Và hãy đến bác sĩ khi bạn gặp những rắc rối này.

Theo An ninh thủ đô

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.