Em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật đông phôi

Em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật đông phôi
TPO - Với kỹ thuật TTON từ những tinh trùng chọc hút lấy từ mào tinh, bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa đã giúp cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh nặng có cơ hội có thai bằng tinh trùng lấy từ mào tinh hoàn.

Thành tựu mới trong điều trị vô sinh ở BVPS Thanh Hóa:

Em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật đông phôi

> Đã xác định được nguyên nhân gây vô sinh

Em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật trữ phôi đông lạnh, nặng 3,3 kg. Ảnh: LT
Em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật trữ phôi đông lạnh, nặng 3,3 kg. Ảnh: LT.

Ngày 11/4/2012 cháu bé đầu tiên ra đời bằng kỹ thuật trữ phôi đông lạnh sau IVF/ICSI đã ghi nhận sự thành công đặc biệt bằng một phương pháp khoa học mới trong điều trị vô sinh tại Thanh Hóa. Với kỹ thuật này, nhiều đối tượng có nguy cơ vô sinh cao vẫn có khả năng có thai; giảm chi phí trong điều trị và thời gian đi lại, chờ đợi khi phải đến các trung tâm và các bệnh viện lớn ở xa.

Những trường hợp có nhiều phôi hoặc niêm mạc quá mỏng hay có nguy cơ quá kích buồng trứng đều được trữ đông để dành cho những chu kỳ sau. Hoặc có thể trữ đông tinh trùng để thực hiện dành điều trị vô sinh mà người chồng đi nước ngoài hoặc không thể có mặt được vào ngày vợ chọc trứng, bơm IUI, đã làm giảm đi rất nhiều những khó khăn trong cuộc sống của họ.

Các kỹ thuật giảm thai cho những trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm có từ ba thai trở lên trong buồng tử cung được triển khai thành công từ năm 2009 và đã tiến thêm những bước mới. Có những trường hợp đa thai phát hiện ra muộn ở tuần thứ 9, thứ 10 của bào thai cũng đã được các bác sỹ tại khoa giảm thai thành công, giảm nguy cơ sinh non do đa thai (trước đây chỉ được tiến hành ở tuần thứ 6, 7). Nhiều em bé đã ra đời bằng các phương pháp khoa học mới, đem lại niềm hạnh phúc cho nhiều gia đình trẻ.

Từ năm 2007 đến nay, đã có trên 100 em bé đã ra đời bằng các phương pháp khoa học mới, và nhiều bà mẹ khác đang trong giai đoạn mang thai, đem lại hạnh phúc và niềm tin cho hàng trăm cặp vợ chồng vô sinh - hiếm muộn đã và đang điều trị tại bệnh viện.

Điều đặc biệt là tỷ lệ có thai đạt trung bình trong khoảng 29-31%, gần bằng với tỷ lệ đạt được của các Trung tâm Hỗ trợ sinh sản của các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ (từ 31-32%). Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa trở thành đơn vị tuyến tỉnh duy nhất (không kể các thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí MInh, Huế, Cần Thơ, Hải phòng) trong những năm qua đã triển khai thành công kỹ thuật IVF.

TS. Nguyễn Linh Thảo
Trưởng Khoa HTSS, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa

Theo Hỗ trợ
MỚI - NÓNG