Ông Medvedev đọc thông điệp liên bang lần cuối

Ông Medvedev đọc thông điệp liên bang lần cuối
Hôm nay, trong thông điệp liên bang đọc trước Quốc hội Nga, Tổng thống Nga đã nhấn mạnh sự cần thiết tiến hành cuộc cải cách tổng thể hệ thống thống chính trị đất nước, trong khi cũng khẳng định lập trường của Nga phản đối nước ngoài can thiệp vấn đề nội bộ.

Thông điệp tổng thống gửi Hội đồng Liên bang là lời tuyên bố chương trình, hàm chứa và xác định những phương hướng làm việc chủ chốt. Đối với ông Medvedev đây là bản thông điệp cuối cùng, bởi nhiệm kỳ tổng thống của nhà lãnh đạo sẽ kết thúc vào tháng 5/2012.

“Công cuộc hiện đại hóa hệ thống chính trị của đất nước phải đem lại cho người dân thêm những cơ hội ảnh hưởng tới chính sách và thông qua những quyết định động chạm tới quyền hạn và lợi ích của họ”, người đứng đầu nhà nước Nga nhấn mạnh chủ đề trọng tâm của thông điệp đọc trước Hội đồng Liên bang.

Sau cuộc bầu cử Hạ viện Nga hôm 4/12, phe đối lập đã tổ chức nhiều cuộc mít tinh phản đối kết quả bỏ phiếu. Ông Medvedev khẳng định mình chăm chú và tôn trọng tiếp nhận bất cứ sự phê phán có cơ sở, nhưng phản đối âm mưu can thiệp của bên ngoài để điều khiển các công dân Nga, lừa dối họ và kích động nhem nhóm trong cộng đồng những bất hòa xã hội.

“Chúng ta không cho phép những kẻ khiêu khích và cực đoan lôi kéo xã hội vào cuộc phiêu lưu của họ. Chúng ta cũng sẽ không để xảy ra sự can thiệp nước ngoài vào công việc nội bộ của chúng ta. Nước Nga cần có nền dân chủ và tự do chứ không phải sự hỗn loạn”.

Tổng thống Nga Medvedev đã đề xuất cuộc cải cách tổng thể hệ thống chính trị đất nước, trong đó có tiến hành bầu chọn lãnh đạo khu vực bằng bỏ phiếu trực tiếp, đơn giản hóa thủ tục đăng ký chính đảng, thay đổi hệ thống bầu cử vào Viện Duma (Hạ viện) Nga.

Về kinh tế, ông cho rằng nước Nga chờ đợi những giai đoạn không giản đơn, nhưng cũng chỉ rõ nước Nga không những vững chắc trải qua kỳ thi khủng hoảng, mà còn đạt được nhiều điều trong những điều kiện phức tạp. “Trong số những kết quả thu được của bốn năm làm việc là sự gia nhập của Nga vào tổ chức WTO”.

Tổng thống Medvedev cũng ghi nhận việc khởi đầu hoạt động của Liên minh thuế quan Nga, Belarus và Kazakhstan. Một điểm quan trọng khác là việc ký kết Hiệp ước mới giữa Nga và Mỹ về vũ khí tấn công chiến lược.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev khẳng định rằng, Mátxcơva cởi mở cho đối thoại xây dựng và các công việc chung cụ thể với đối tác trong vấn đề phòng thủ tên lửa và cũng như vậy với quá trình tiếp tục nghiên cứu một hiệp ước mới về an ninh châu Âu.

Sự xúc tiến tích cực hợp tác đa dạng của Nga trong khuôn khổ BRICS và Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) cũng được Tổng thống ghi nhận.

Tổng kết công tác của bản thân, ông Medvedev nói: “Tất cả những năm qua, tôi làm việc với một mục tiêu duy nhất là cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Làm sao để người dân đất nước cảm thấy sự sống bình yên, không phải lo lắng cho con cháu, người cao tuổi có mức sống xứng đáng. Chính vì thế mà cần thiết bào vệ và duy trì sự ổn định chính trị, kinh tế”.

Kết thúc bài thông điệp của mình, Tổng thống Medvedev kêu gọi người Nga lắng nghe lẫn nhau và tôn trọng ý kiến xã hội. “Và chúng ta nhấn định sẽ tiếp tục những gì đã bắt đầu. Tiếp tục đổi mới xã hội Nga”, Tổng thống kết luận.

Đây là lần thứ tư liên tiếp Tổng thống Medvedev đọc thông điệp liên bang và là lần thứ 18 trong lịch sử nước Nga hiện đại.

Năm nay, Tổng thống Medvedev đọc thông điệp muộn hơn thường lệ, thay cho tháng 9 là vào dịp cuối năm để kịp trình bày trước Hạ viện Nga khóa 6 mới được bầu lên sau ngày bỏ phiếu 4/12 vừa qua.

Như vậy, đối với các nghị sĩ Viện Duma quốc gia khóa 6, buổi nghe thông điệp tổng thống trở thành lời dặn dò đầu tiên. Tổng thống Medvedev kêu gọi họ tham gia đối thoại mọi vấn đề và nhận định rằng, đảng cầm quyền cần thiết khởi đầu quá trình cải tổ chính trị

Năm ngoái, tài liệu nhấn mạnh vấn đề dân số và hỗ trợ các gia đình đông con, và năm 2009 có chủ đề tâm điểm là hiện đại hóa nền kinh tế Nga.

Theo Dân Trí
Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng, hiện cấp trên phải “ôm” và làm thay việc cho cấp dưới quá nhiều, dẫn đến thừa cấp dưới mà thiếu cấp trên. Do đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cách tốt nhất để giảm sự vụ cho cấp trên, để cấp trên lo việc lớn, còn cấp dưới chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, tránh phải ngồi chờ xin ý kiến, khiến cơ hội trôi đi.