> 15 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới
> Nhật Bản cho Việt Nam vay 1,2 tỷ USD
Hai thủ tướng nhất trí sẽ tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao, xem xét thành lập Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam-Estonia; sớm đàm phán, ký kết hiệp định về hợp tác kinh tế, tránh đánh thuế trùng, ngăn ngừa trốn thuế thu nhập, hợp tác giáo dục và đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước đầu tư, hợp tác kinh doanh...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên tiếp tục thúc đẩy hoạt động trao đổi đoàn các cấp; có những giải pháp tích cực, hiệu quả hơn để tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư. Việt Nam sẵn sàng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như nông sản, dệt may sang Estonia, đồng thời nhập khẩu những sản phẩm thế mạnh của Estonia như đồ gỗ, hóa chất…
Đồng tình với ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Andrus Ansip đề nghị hai bên tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; cho rằng lĩnh vực này sẽ là nền tảng thúc đẩy quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác. Thủ tướng Andrus Ansip mong muốn Chính phủ Việt Nam tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Estonia đầu tư tại Việt Nam, nhất là ở trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông vận tải, điện tử, thương mại điện tử, viễn thông...
Thủ tướng Andrus Ansip khẳng định lập trường, quan điểm của Estonia là luôn ủng hộ giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông; ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với Liên minh châu Âu; ủng hộ Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường...
Ngay sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Andrus Ansip chứng kiến lễ ký Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao.