Làm thế nào WikiLeaks có những bí mật 'động trời'?

Làm thế nào WikiLeaks có những bí mật 'động trời'?
Từ một chiếc đĩa CD Lady Gaga giả đến một ổ USB - đó là quả bom bỏ túi dẫn tới những vụ rò rỉ thông tin tình báo lớn nhất trong lịch sử làm chao đảo các cơ quan tình báo của Mỹ và nhiều cường quốc khác.

> Căng thẳng vì WikiLeaks chuẩn bị công bố tài liệu

Một thẻ nhớ vô thưởng vô phạt, chẳng ai quan tâm để ý đã rơi vào tay một phóng viên của tờ The Guardian (Anh) hồi đầu năm nay. Thiết bị này rất nhỏ và nó có thể treo dễ dàng vào một chiếc móc khóa nào đó. Nhưng nội dung mà nó chứa trong đó có thể gây chấn động thế giới mà các quan chức mô tả là "một quả bom" dội vào vào Bộ Ngoại giao Mỹ.

Chiếc USB chứa các tập tin văn bản có dung lượng 1,6 GB này thực tế là nội dung của hơn 250.000 văn thư ngoại giao của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi cho các đại sứ quán và các lãnh sự trên toàn thế giới đã được bí mật sao chép lại và đưa ra ngoài.

Có 251.287 công văn trong tất cả được trao đổi với hơn 250 đại sứ quán và lãnh sự quán của Mỹ. Những gì được ghi trong các công văn này kể về các thỏa thuận của Mỹ với đồng minh và thậm chí là cả kẻ thù của họ về việc thương lượng, tăng áp lực và đôi khi là nói xấu các lãnh đạo nước ngoài. Tất cả các tài liệu mật bị rò rỉ đều được gắn nhãn cấp "bí mật NOFORN", có nghĩa là chúng không bao giờ được phép tiết lộ ra ngoài.

Ngoài ra, trong một số văn thư còn chứa các thông tin chi tiết về nạn tham nhũng của các quốc gia khác cũng như các tin tình báo về việc vận chuyển vũ khí bí mật, buôn bán người và các nỗ lực nhằm trừng phạt các quốc gia sở hữu hạt nhân như Iran và Libya.

Một số báo cáo được viết dựa trên thông tin thu thập được từ các cuộc phỏng vấn với người dân địa phương, một số khác thì mang tính khái quát. Nhưng tất cả đều chứa các thông tin quan trọng, súc tích để trình lên những quan chức ở cấp độ thư ký tổng thống trở lên.

Mặc dù chúng đều chứa các thông tin quan trọng có thể gây sửng sốt và lo ngại cho những người đọc nhưng hầu hết chúng đều không có các bằng chứng về âm mưu ám sát, hối lộ CIA, bí mật tài trợ cho du kích chống Nicaragua...

Quân đội Mỹ tin rằng họ đã biết ai là thủ phạm của vụ rò rỉ thông tin mật đáng "xấu hổ" lần này của Bộ Ngoại giao Mỹ. Thủ phạm được xác định là một người lính trẻ tên là Bradley Manning, 22 tuổi, người đã bị bắt giam hồi tháng 6 và dự kiến sẽ phải tham gia điều trần trong năm tới.

Bradley Manning cũng chính là người đã tiết lộ các bản sao tài liệu cũng như đoạn video cảnh một chiếc máy bay trực thăng Apache bắn chết dân thường ở Baghdad cùng hàng trăm ngàn tài liệt mật về các hoạt động quân sự của Mỹ và các đồng minh tại Asfghanistan và Iraq những tháng trước đó.

Theo tiết lộ của một bạn chat của Manning thì binh sĩ trẻ này khoe khoang với anh ta về việc sử dụng một đĩa CD giả ghi nhãn Lady Gaga để lấy cắp dữ liệu mật từ cơ quan lưu trữ của Mỹ. Manning kể rằng, anh ta đã truy cập vào từng mạng lưới và đánh cắp rất nhiều loại tin mật trong suốt khoảng thời gian 8 tháng với số giờ truy cập 14 giờ mỗi ngày trong suốt cả tuần mà không hề bị phát hiện.

Manning nói với phóng viên Adrian Lamo, người sau đó đã tố cáo anh này với chính quyền, đã cho đăng lại những đoạn trích trong những ngày anh trò chuyện với Manning qua mạng: "Hilary Clinton và hàng ngàn nhà ngoại giao khác trên thế giới sẽ bị một trận đau tim khi họ thức dậy vào một buổi sáng và thấy toàn bộ các tài liệu mật của họ đã được phân loại sẵn, ở định dạng tìm kiếm được tiết lộ cho công chúng ở khắp mọi nơi... một vụ bê bối về ngoại giao sẽ được tiết lộ có thể gây ra tình trạng hỗn loạn trên toàn thế giới... ở định dạng CSV... Điều đó thật là đẹp và kinh hoàng...". Manning được mô tả là một người đồng tính lớn lên ở Anh. Mẹ của Manning chuyển tới Mỹ năm 1979 sau khi lấy cha của Bradley, một cựu quân nhân nhưng sau khi sinh con ở Oklahoma, bà đã đưa Manning về sống tại Wales (Anh).

Manning được mô tả là một người nóng nảy, sống trầm lặng nhưng rất mê máy tính. Sau khi bỏ học, Manning trở lại Mỹ để sống cùng cha. Anh ta tìm được việc làm tại nhà hàng Incredible Pizza một thời gian rồi nhập ngũ. Binh nhì Manning được phân công tới một tiểu đoàn hỗ trợ thuộc Sư đoàn Sơn cước số 10 ở Iraq.

Theo người này, Manning đã cung cấp một bản sao tất cả các tài liệu mật đó cho WikiLeaks, trang web của một cựu hacker người Úc Julian Assange. Sau đó, Assange đã ngay lập tức bắt tay vào kế hoạch cho công bố các thông tin này với tuyên bố làm "tối đa hóa tác động chính trị".

Các bản sao tài liệu cũng được WikiLeaks xuất bản độc lập và đồng thời với tờ New York Times (Mỹ), Der Spiegel (Đức), Le Monde (Pháp) và El Pais (Tây Ban Nha) và The Guardian (Anh).

Theo Nguyễn Hường
Khoa học Đời sống/Guardian

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG