Cục trưởng cục Hàng hải nhiều khả năng đã bỏ trốn?

Cục trưởng cục Hàng hải nhiều khả năng đã bỏ trốn?
TP - Sáng 18-5, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, bắt giam và thực hiện lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc của ông Dương Chí Dũng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT), nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Hàng hải VN (Vinalines) về hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

> Cục trưởng Cục Hàng hải bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam

Tuy nhiên, hiện tại ông Dũng không có mặt ở nơi cư trú, cũng không có mặt tại cơ quan.

Theo một nguồn tin, nhiều khả năng ông Dũng đã bỏ trốn. Cùng ngày, CQĐT đã khám xét, bắt giữ ông Mai Văn Phúc (ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội), Vụ phó Vụ Vận tải (Bộ GTVT), nguyên Tổng GĐ Vinalines và Trần Hữu Chiều (trú ở Thái Thịnh, quận Đống Đa), Phó Tổng GĐ Vinalines cũng về hành vi trên.

Các bị can trên bị cáo buộc liên quan những sai phạm trong việc điều hành Vinalines trong dự án đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam.

Mua ụ nổi quá đát, lãng phí hàng trăm tỷ đồng

Ông Dương Chí Dũng nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines
Ông Dương Chí Dũng nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines.
 

Trước đó, Thanh tra Chính phủ (TTCP) ban hành kết luận việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại Tổng Cty Hàng hải Việt Nam.

Trong đó, TTCP chỉ rõ sai phạm khi mua ụ nổi tại dự án sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam. Đồng thời xác định có trách nhiệm của Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Trưởng Ban QLDA, Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc và Trưởng phòng kế hoạch của Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines.

Cụ thể, năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cho phép Vinalines triển khai lập dự án đầu tư xây dựng một nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam (nguồn vốn tự huy động), giao Bộ GTVT cập nhật dự án trên vào Quy hoạch điều chỉnh để phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Nhưng sau đó, HĐQT Vinalines đã tự ý phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam với tổng vốn đầu tư hơn 6.488 tỷ đồng và tổ chức khởi công xây dựng nhà máy vào ngày 19-7-2011, khi chưa có tổ chức tài chính hoặc ngân hàng nào cam kết tài trợ cho dự án.

Theo TTCP, HĐQT Vinalines quyết định đầu tư dự án xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt bổ sung quy hoạch là sai.

Cùng với việc tự ý phê duyệt dự án trên, trong năm 2007, HĐQT Vinalines đã ra Nghị quyết số 1347 phê duyệt chủ trương đầu tư mua ụ nổi 25.000 tấn với tổng mức đầu tư 13,1 triệu USD, nhưng sau đó lại phê duyệt dự án mua ụ nổi No83M với tổng mức đầu tư thành 14,136 triệu USD.

Đến 15-3-2008, Vinalines ký hợp đồng mua ụ nổi No83M giá 9 triệu USD với Cty Addpower Venture Pte Ltd (Singapore). Ụ nổi này sản xuất năm 1965 tại Nhật, đến thời điểm mua là 43 tuổi, không đảm bảo kỹ thuật để đăng kiểm.

Ụ nổi No83M là thiết bị thuộc dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam, nhưng Vinalines lại áp theo quy định mua tàu biển và nhập khẩu ụ nổi đã vượt 28 tuổi so với quy định.

Phó Tổng Giám đốc Vinalines Trần Hữu Chiều Ảnh: Hồng Vĩnh
Phó Tổng Giám đốc Vinalines Trần Hữu Chiều.  Ảnh: Hồng Vĩnh .

Chính vì mua ụ nổi đã cũ nát, nên Vinalines phải thuê Huyndai Vinashin Nha Trang sửa chữa theo các nội dung chỉ định của Đăng kiểm Liên bang Nga. Việc làm này dẫn đến những chi phí phát sinh vượt tổng mức đầu tư. Sau 2 lần điều chỉnh, tổng mức đầu tư đã tăng vọt lên 26,3 triệu USD.

TTCP xác định, tổng mức đầu tư cho ụ nổi No83M như trên tương đương 70% giá đóng mới bình quân trên thị trường thế giới (giá đóng mới ước tính 37,5 triệu USD). Hiện nay, Ụ nổi No83M vẫn chưa thể đưa vào khai thác và đang neo đậu tại cảng Gò Dầu B, với chi phí phát sinh thường xuyên gồm: thuê neo đậu 420 triệu đồng/tháng, thuê 2 tàu lai trực sự số 700 USD/ngày và các chi phí thuê bảo vệ, bảo dưỡng…

Cũng theo TTCP, trong thương vụ mua ụ nổi No83M, lãnh đạo Vinalines đã làm trái các quy định của pháp luật về đầu tư, gây lãng phí vốn đầu tư phát sinh đến 30-4-2010 la 489,614 tỷ đồng; các khoản chi phí, lãi vay từ 30-4-2010 đến 30-9-2011 là 24,206 tỷ đồng và các khoản chi phí tiếp theo trên 16 tỷ đồng/tháng trong thời gian chưa đưa ụ nổi vào khai thác.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'
Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'
TPO - Công an đã mời người livestream phát tán thông tin về vụ việc gây sốc ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Người này thừa nhận do suy nghĩ thiếu chín chắn nên đã livestream có nội dung sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân và tác động ảnh hưởng tiêu cực tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
TPO - Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Quang Tuấn kể cảnh nóng ở 'Địa đạo': 'Đạo diễn yêu cầu tôi phải mãnh liệt'

Quang Tuấn kể cảnh nóng ở 'Địa đạo': 'Đạo diễn yêu cầu tôi phải mãnh liệt'

TPO - Quang Tuấn cho biết cảnh nóng với Thu Anh trong "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" phải quay lại hai lần. Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên yêu cầu diễn viên phải mãnh liệt khi thể hiện khát khao được sống, hạnh phúc trong hoàn cảnh mưa bom, lửa đạn và đối diện lằn ranh mỏng manh giữa sự sống và cái chết.
Biểu tượng rap Việt thất thế

Biểu tượng rap Việt thất thế

TPO - MV "Hòn ngọc viễn đông" là sản phẩm đầu tư chỉn chu về âm nhạc và hình ảnh. Song, giữa cơn sốt Hieuthuhai, bộ ba Thái VG, Huỳnh Công Hiếu và Lê Tích Kỳ tạm thời bị đè bẹp.
Rũ bỏ hình tượng kẻ ngoại tình

Rũ bỏ hình tượng kẻ ngoại tình

TPO - Vai diễn người chồng tận tụy trong “Khi cuộc đời cho bạn quả quýt” giúp nam diễn viên Park Hae Joon rũ bỏ thành công hình tượng kẻ ngoại tình quốc dân từ “Thế giới hôn nhân”.