Lãnh đạo thành phố Hải Phòng lắng nghe chủ đầm

Ông Đan Đức Hiệp làm việc tại xã Vinh Quang
Ông Đan Đức Hiệp làm việc tại xã Vinh Quang
TP - Sáng 13-3, ông Đan Đức Hiệp- Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hải Phòng đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra tại huyện Tiên Lãng về việc thực hiện kết luận của Thủ tướng trong vụ cưỡng chế đầm của ông Vươn.

> Kiến nghị xử lý Bí thư Huyện ủy Tiên Lãng

Nội dung chính cuộc kiểm tra là thực trạng sử dụng đất bãi bồi ven sông, ven biển tại huyện Tiên Lãng. Bí thư Huyện ủy Tiên Lãng Bùi Thế Nghĩa và Phó Chủ tịch phụ trách UBND huyện Tiên Lãng Lương Hữu Huyền cùng lãnh đạo chủ chốt huyện làm việc với đoàn.

Theo báo cáo của ông Lương Hữu Huyền, xã Vinh Quang có hơn 1.033 ha bãi bồi và đã đưa vào sử dụng hơn 839 ha với tổng số 122 hộ, trong đó có gần 387 ha đất nuôi trồng thủy sản...

Ông Huyền cũng đề nghị UBND TP Hải Phòng hướng dẫn cụ thể về công tác quản lý sử dụng đất bãi bồi ven sông, ven biển (về giao quyền, hạn mức đất, cơ chế tài chính, thời hạn...).

Chiều cùng ngày, sau khi đi kiểm tra thực tế một số khu đầm nuôi trồng thủy sản tại xã Vinh Quang (trong đó có khu đầm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn), ông Đan Đức Hiệp -  Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hải Phòng, Tổ trưởng Tổ công tác giải quyết vụ việc ở Tiên Lãng cùng đoàn công tác về trụ sở xã Vinh Quang lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị của hơn 70 hộ có đầm nuôi trồng thủy sản.

Các hộ nuôi trồng thủy sản xã Vinh Quang nêu những khó khăn, công sức vất vả khi quai đê lấn biển để làm đầm và kiến nghị lãnh TP Hải Phòng nới rộng hạn điền, kéo dài thời hạn thuê, giao, có chính sách cụ thể hỗ trợ, khuyến khích người nuôi trồng thủy sản, việc tính thuế cần rõ ràng, cụ thể... Ông Hiệp lắng nghe và ghi nhận các ý kiến của người dân.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Vũ Văn Luân (thư kí Liên Chi hội Nuôi trồng Thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng) nói, ông đã “đề nghị Chủ tịch UBND TP Hải Phòng chỉ đạo công tác kiểm đếm thiệt hại để bồi thường về đất và vật kiến trúc khi UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định thu hồi đất nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và sớm chỉ đạo Công an Hải Phòng khởi tố vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai theo Điều 174 BLHS để làm rõ”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.