Công an giả lừa lấy ba ô tô thật

Công an giả lừa lấy ba ô tô thật
Bằng thủ đoạn dùng giấy tờ chứng nhận Cảnh sát Nhân dân giả để thuê xe ô tô tự lái rồi cầm cố, Phạm Thanh Bình (Thanh Hóa) đã chiếm đoạt được 03 chiếc xe ô tô.

Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan CSĐT vừa ra Quyết định truy nã toàn quốc đối với “công an rởm” Phạm Thanh Bình (SN 1984, ở tổ 12B phường Lương Khánh Thiện, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 BLHS.

Phạm Thanh Bình và chiếc Giấy chứng nhận Cảnh sát nhân dân giả dùng để lừa đảo. Ảnh: Thái Thanh.
Phạm Thanh Bình và chiếc Giấy chứng nhận Cảnh sát nhân dân giả dùng để lừa đảo. Ảnh: Thái Thanh..

Theo kết quả điều tra, ngày 19-8-2010, Phạm Thanh Bình dùng Giấy chứng nhận Cảnh sát nhân dân giả, có nội dung: Sỹ quan nghiệp vụ - PC22 CA Hà Nam, đến cửa hàng cho thuê xe ô tô tự lái của anh Trịnh Danh Dự ở số 6/58 phố Tân Long 2 (phường Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa) để “thế chấp” rồi thuê xe ô tô BKS 29N – 9257. Sau đó, Bình tự lái về tỉnh Ninh Bình đến một của hàng cầm cố lấy 180 triệu đồng.

Trước đó, cũng bằng thủ đoạn trên Phạm Thanh Bình đến cửa hàng của anh Lê Duy Lương ở 416 Trần Phú (phường Ba Đình) và anh Trần Văn Hải ở 174 Dương Đình Nghệ (phường Tân Sơn, TP. Thanh Hóa) đã dùng giấy chứng nhận Cảnh sát nhân dân giả để thuê xe ô tô BKS 29U – 4756 và 36A – 00280, rồi lần lượt đưa ô tô lừa được ra TP. Bắc Ninh và tỉnh Ninh Bình cầm cố.

Đến các cửa hàng cho thuê xe ô tô tự lái để thực hiện hành vi lừa đảo, Phạm Thanh Bình mặc trang phục của lực lượng Cảnh sát nhân dân và giơ thẻ công an trông rất "oách", nên các chủ cửa hàng tin tưởng và trao ô tô cho Bình thuê. Theo trình cáo của các bị hại, tổng giá trị của 3 xe ô tô con bị “công an Phạm Thanh Bình lừa thuê” hơn 1,4 tỷ đồng.

Ai biết “công an rởm” Phạm Thanh Bình đang trốn ở đâu xin báo cho Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa theo số điện thoại 0915.142797; đường dây nóng 0373.725725 hoặc báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

Theo Minh Anh
Pháp luật Việt Nam

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sàn thương mại điện tử 1688 của Trung Quốc ra bản tiếng Việt và ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam Ảnh: Ngọc Linh
1688 ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam
TP - Chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện bản tiếng Việt, sàn thương mại điện tử bán buôn 1688 của Trung Quốc liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mại, tiếp thị nhằm vào người tiêu dùng Việt Nam với mức giá khá rẻ so với các sàn thương mại điện tử trong nước.