Thu hồi tiền sau vỡ nợ rất khó

Thu hồi tiền sau vỡ nợ rất khó
TP - Bên lề QH sáng 25- 10, Tổng Cục phó Tổng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) Đỗ Kim Tuyến cho biết, đã xảy ra khoảng 60 vụ vỡ nợ tín dụng đen nhưng khả năng thu hồi tiền thấp.

Nhiều vụ vỡ nợ đang âm ỉ
> Truy tìm người đàn bà xù nợ trăm tỷ đồng
> Thêm vụ vỡ nợ hàng chục tỷ ở quận Cầu Giấy

Khó khăn về kinh tế, vỡ nợ tín dụng đen tại nhiều nơi đặt ra cho ngành công an những thách thức gì, thưa ông?

Thời gian qua, do nhu cầu phát triển kinh tế nên việc tự vay mượn trong dân diễn ra phổ biến, một số vụ bị vỡ nợ mà chúng ta hay gọi là vỡ nợ tín dụng đen. Theo thống kê, trong 9 tháng qua đã có 60 vụ vay mượn dẫn đến vỡ nợ. Nguyên nhân chủ yếu là đầu tư vào các thị trường bất động sản, tài chính, chứng khoán, vàng…

Khi các thị trường này tụt giảm dẫn đến vỡ nợ. Lực lượng công an đang thống kê, đưa ra một số giải pháp kiến nghị với Chính phủ những vấn đề liên quan hành lang pháp lý.

Theo quy định Bộ luật Hình sự, với những hình thức vay mượn như thế lãi suất phải gấp 10 lần mới xử lý được. Lãi suất ngân hàng 14% thì phải cho vay 140% mới xử lý hình sự. Còn dưới mức ấy chỉ xử lý hành chính. Trong khi, việc xử lý hành chính về vay mượn trong nhân dân chưa có quy định cụ thể của pháp luật.

Vậy, cơ quan công an khó khăn khi xử lý các vụ vỡ nợ vừa qua?

Những vụ chúng ta xử lý được là vận dụng quy định về lừa đảo; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Thực tế quy định của pháp luật vẫn vướng, khó xử lý. Ban đầu là quan hệ dân sự, nhưng khi vỡ nợ thì một số hành vi có thể chuyển thành hình sự. Đó là khi vỡ nợ mà tiếp tục đi vay để trả nợ các khoản khác.

Về ý thức, người vay biết không còn khả năng trả nợ nhưng vẫn vay. Nếu làm rõ được ý thức chủ quan thì có thể xử lý hình sự được đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, trong trường hợp có hợp đồng, có tỷ lệ lãi suất thì được giải quyết theo pháp luật dân sự.

Tôi biết liên ngành tư pháp trung ương đang nghiên cứu để xây dựng một thông tư hướng dẫn việc điều tra, xử lý dạng tội phạm này, làm sao kiểm soát chặt chẽ hành vi vi phạm, chủ động phòng ngừa. Vì thiệt hại trong hoạt động tín dụng đen rất lớn, có vụ đến 500 tỷ đồng.

Các vụ vỡ nợ được phát hiện, khả năng thu hồi các khoản nợ cho bị hại ra sao, thưa ông?

Hầu hết ở các vụ vỡ nợ, tiền vay đã được đầu tư vào các thị trường bất động sản, chứng khoán. Khi tiến hành điều tra, số tiền và tài sản thu lại không nhiều. Do vậy, có thể khẳng định, đa số người cho vay bị thiệt hại kinh tế, tỷ lệ thu hồi được không nhiều.

Ông có cho rằng người dân ngại trình báo khi vỡ nợ?

Không phải người dân sợ tố cáo mà theo pháp luật hiện nay, những vấn đề đó đang được giải quyết dân sự. Phần lớn người dân đều thực hiện theo hướng đó. Trong quá trình giải quyết, người dân chưa đưa ra pháp lý để mong bằng cách nào đó thu nợ được một phần tài sản. Vì khi đưa ra xử lý hình sự, chủ nợ bị bắt giữ thì khả năng thu hồi tài sản của họ khó hơn.

Vai trò của chính quyền và công an địa phương trong việc phòng, ngừa loại tội phạm này ra sao, thưa ông?

Điều này rất khó bởi khi cho vay người dân có báo chính quyền đâu. Họ giao dịch với nhau bên ngoài nên chính quyền không biết được.

Trong khoảng 60 vụ vỡ nợ, đánh giá ban đầu thiệt hại từ hoạt động tín dụng đen là bao nhiêu, thưa ông?

Chúng tôi đang tập hợp, bước đầu có thể nói vụ lớn nhất khoảng gần 500 tỷ đồng. Vỡ nợ tín dụng đen tập trung ở khoảng 10 địa phương như Hà Nội, TPHCM… Một số địa phương kinh tế không phát triển nhưng cũng có vụ vỡ nợ rất lớn, hàng trăm tỷ đồng.

“Trong 9 tháng qua, ngành công an ưu tiên phòng chống tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên. Tội phạm trong lứa tuổi này tăng không nhiều nhưng diễn biến phức tạp, gây án đặc biệt nghiêm trọng như vụ cướp tiệm vàng tại Bắc Giang.

Trong 9 tháng qua, tỷ lệ điều tra chung đạt 71% tội phạm; trong đó, các vụ án đặc biệt nghiêm trọng chiếm từ 90- 95%. Những vụ án được sự quan tâm của dư luận đều được điều tra rất nhanh” - Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Công nương Nhật Bản qua đời
Công nương Nhật Bản qua đời
TPO - The Japan Times đưa tin Công nương Yuriko của Hoàng gia Nhật Bản vừa qua đời ở tuổi 101 vì bệnh viêm phổi. Bà không xuất hiện trước công chúng kể từ sự kiện chào năm mới 2024. 
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
TPO - Sáng nay (15/11), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn giảm từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/lượng về mốc 81 - 82 triệu đồng/lượng, tuỳ từng thương hiệu vàng.