> Nhà đầu tư ẩn danh đầu tiên vào Eximbank là ai?
> Eximbank Tiết kiệm PHÚC BẢO AN
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s (S&P) vừa công bố báo cáo xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).
Theo đó, S&P nâng mức tín nhiệm dài hạn và ngắn hạn của Eximbank lên hạng “B+/B” và triển vọng ổn định, : Vị thế kinh doanh: “vừa phải”, Vốn và thu nhập: “yếu”, Vị thế rủi ro: “vừa phải”, Nguồn vốn: “trung bình” và thanh khoản: “vừa đủ”;….
Tăng niềm tin cho khách hàng
Giới phân tích cho biết: Hiện nay, ba tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn nhất thế giới là Standard & Poor's (S&P), Moody’s và Fitch Rating.
Để đánh giá xếp hạng tín nhiệm một ngân hàng, mỗi tổ chức đều đưa ra tiêu chí đánh giá xếp hạng khác nhau nhưng tựu chung đều dựa trên cơ sở rủi ro của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng của một quốc gia.
Mức độ tín nhiệm là dấu cộng (+) hoặc trừ (-) có thể tự động kích hoạt một số tiền rất lớn vào hoặc ra khỏi NH.
Ví dụ, khi một trong 3 tổ chức trên hạ mức tín nhiệm một ngân hàng, có thể nhà đầu tư sẽ cân nhắc rút vốn một phần hoặc toàn bộ của ngân hàng, và khi đó ngân hàng phải tìm cách huy động nguồn khác để thay thế.
Theo TS Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NH Nhà nước Việt Nam, tuy mỗi tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có tiêu chí đáng giá xếp hạng khác nhau nhưng phần lớn các đánh giá xếp hạng của các tổ chức này thường là chính xác.
Khi một ngân hàng của Việt Nam được một trong các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế hàng đầu nâng bậc tín hiệm, đồng nghĩa uy tín của ngân hàng đó đã được nâng lên rất nhiều.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thuận, Trưởng Khoa Tài chính - Ngân hàng Trường Đại học Mở TPHCM, cho biết: Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có rất nhiều tiêu chí để nâng hoặc hạ bậc tín nhiệm của một NH, trong đó các yếu tố chủ yếu hiệu quả hoạt động, hệ số an toàn vốn, năng lực thanh khoản…”Việc S&P nâng hạng tín nhiệm một NH sẽ làm tăng thêm uy tín của NH đó trước các cổ đông, khách hàng.
Từ đó, ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi khi huy động vốn bởi người dân thường chọn mặt để gửi tiền”. ông Thuận nói.
Ổn định hoạt động kinh doanh
Do tình hình kinh tế trong và ngoài nước trong các năm qua gặp khó khăn nên hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt nhiều thách thức. Đơn cử, tăng trưởng tín dụng ngành của hệ thống NH thấp (ước tính cuối năm 2012 chỉ đạt 5%), tỉ lệ nợ xấu tăng (tính đến tháng 9 -2012 là 8,8%)…
Trong bối cảnh đó, Eximbank luôn chú trọng kinh doanh an toàn và bền vững, tăng vốn điều lệ đạt 12.335 tỷ đồng, kiểm soát nợ xấu mức 1,83%, bảo đảm cân đối nguồn vốn ra vào (thanh khoản); giảm lãi suất cho vay về 15%/năm; tập trung cho vay 4 lĩnh vực ưu tiên (xuất khẩu, nông nghiệp –nông thôn, DN vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ)… Ngoài ra, Eximbank còn tung ra thị trường nhiều chương trình cho vay với lãi suất thấp, phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Theo Eximbank, kết quả xếp hạng tín nhiệm của S&P đã thể hiện Eximbank luôn ổn định trong hoạt động kinh doanh, ngày càng củng cố vị trí của một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, tích cực triển khai các chủ trương của Chính phủ, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển.
“Chốt” lãi suất cho vay mua nhà 12%/năm Để hưởng ứng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc phá băng trên thị trường Bất động sản, góp phần ổn định, phát triển kinh tế, Eximbank đã dành 5.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ cá nhân mua - sửa chữa nhà. Theo đó, Eximbnank sẽ cho vay với lãi 12%/năm. Đặc biệt để khách hàng yên tâm không phải lo sự biến động của lãi suất vay, Eximbank áp dụng lãi suất cố định trong vòng 2 năm, từ năm thứ 3 trở đi lãi suất cho vay sẽ bằng lãi suất tiết kiệm 13 tháng cộng với 2,5%; số tiền cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản được hình thành từ vốn vay hoặc tài sản thế chấp là bất động sản khác; thời hạn vay lên đến 15 năm. Bên vay phải có nguồn thu nhập trả nợ từ lương hoặc từ các nguồn khác ổn định trong suốt thời gian vay. |