SCIC: Phải chú trọng đầu tư vào lĩnh vực then chốt

SCIC: Phải chú trọng đầu tư vào lĩnh vực then chốt
TP - Ngày 1/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 151/2013/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

> Ủy ban Tài chính Ngân sách đồng ý nâng trần bội chi
>Bội chi gần 200 ngàn tỷ đồng

Nghị định này kế thừa và quy định rõ hơn các nhiệm vụ mang tính đặc thù của SCIC và sẽ có hiệu lực vào ngày 20/12/2013.

SCIC: Phải chú trọng đầu tư vào lĩnh vực then chốt ảnh 1
 

Theo Nghị định, về tiếp nhận chuyển giao phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, SCIC sẽ tiếp nhận cả các công ty liên doanh có vốn góp nhà nước do các Bộ, địa phương làm đại diện chủ sở hữu.

Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. SCIC không tiếp nhận các DN chủ yếu làm nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, phục vụ an ninh – quốc phòng. Khi tiếp nhận, Nghị định yêu cầu SCIC phải thực hiện đánh giá lại vốn nhà nước sát với thị trường để làm căn cứ quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả quản lý vốn của SCIC, trích thưởng thành tích quản lý vốn.

Về hoạt động bán vốn nhà nước tại các DN, Nghị định cho phép SCIC chủ động bán vốn theo đúng tiêu chí, danh mục DN mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn. SCIC được sử dụng nhiều hình thức bán vốn như khớp lệnh, đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, bán thỏa thuận, hoán đổi cổ phiếu. Nghị định cũng xác định rõ việc bán vốn của SCIC tại các DN tiếp nhận là nhằm mục tiêu tiếp tục cổ phần hóa, giảm vốn nhà nước tại các ngành, lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ vốn, không phải là bán vốn của cổ đông sáng lập và không phải thực hiện theo quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định một số nguyên tắc cho phép hạ giá khởi điểm khi khi bán đấu giá không thành công; đấu giá bán cả lô đối với các DN thuộc đối tượng bán hết vốn nhà nước và bán thấp hơn mệnh giá đối với các DN thua lỗ nhằm thu hồi tối đa phần vốn nhà nước đã đầu tư.

Về hoạt động đầu tư, Nghị định quy định cụ thể lĩnh vực đầu tư của SCIC bao gồm: đầu tư vào các tập đoàn, tổng công ty hoặc công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con hoạt động trong lĩnh vực then chốt của nền kinh tế mà Nhà nước cần nắm giữ quyền chi phối; đầu tư theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vào những lĩnh vực trọng yếu; đầu tư bổ sung vốn vào các DN có vốn của SCIC. SCIC phải dành tối thiểu 70% tổng mức vốn đầu tư để thực hiện các hoạt động đầu tư trên, còn lại 30%, Tổng công ty chủ động đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, dự án đem lại hiệu quả kinh tế.

Như vậy, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định thành lập vào tháng 6/2005, sau 8 năm, SCIC đã có hành lang pháp lý mới cho hoạt động đặc thù của Tổng công ty. Nghị định mới cũng tiếp tục khẳng định chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc phát huy mô hình SCIC trong giai đoạn mới.

Trong 8 năm (từ 2006 đến 2013) SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại gần 1.000 doanh nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu vốn nhà nước tại DN, SCIC đã triển khai bán phần vốn Nhà nước tại các DN hoạt động trong những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nằm giữ hoặc chi phối, đồng thời thực hiện đầu tư vào các ngành, lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế trên nguyên tắc hiệu quả. Tính đến nay, SCIC đã thực hiện bán vốn tại hơn 600 DN, thu về cho Nhà nước gần 4.000 tỷ đồng.
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bà Rịa-Vũng Tàu lên tiếng về trào lưu chơi pickleball; TGĐ người Nhật bị quấy rối
Bà Rịa-Vũng Tàu lên tiếng về trào lưu chơi pickleball; TGĐ người Nhật bị quấy rối
TPO - Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu cán bộ không để việc chơi pickleball ảnh hưởng đến công việc; Chi 25.000 tỷ đồng mở rộng hai tuyến đường huyết mạch ở TPHCM; Chủ nhà ở Đồng Nai cẩu ô tô để trên cổng làm kỷ niệm; Xác định số lượng voi rừng ở Đồng Nai,... là những tin tức phương Nam đáng chú ý tuần qua.