Năm 2014, GDP tăng khoảng 5,8%

Năm 2014, GDP tăng khoảng 5,8%
TP - Ngày 11/11, ĐBQH biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2014 với chỉ tiêu tăng GDP khoảng 5,8%.

> Thủ tướng trình bày Báo cáo kinh tế - xã hội
> Tăng trưởng GDP 'thua xa' mục tiêu đề ra

Ngoài ra, các chỉ tiêu chủ yếu khác như tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP, bội chi ngân sách nhà nước không quá 5,3% GDP và CPI khoảng 7%.

Để đạt được những chỉ tiêu nêu trên, QH yêu cầu trong 2014-2015, Chính phủ tập trung chỉ đạo, điều hành tăng tính ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, xử lý những hạn chế, yếu kém, nhất là ổn định và lành mạnh hóa thị trường tài chính, nâng cao tính minh bạch của doanh nghiệp, xử lý cơ bản nợ xấu doanh nghiệp, nợ xấu ngân hàng, nợ đọng xây dựng cơ bản và xử lý các công trình xây dựng dở dang.

Đối với những khó khăn của doanh nghiệp, QH yêu cầu Chính phủ tập trung tháo gỡ, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, ưu tiên vốn để xử lý dứt điểm nợ xây dựng cơ bản; cơ cấu lại hợp lý kỳ hạn nợ, lãi suất, tăng cho vay tiêu dùng; thực hiện công khai minh bạch toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trước xã hội…Đồng thời, tập trung chống thất thu, thực hiện triệt để tiết kiệm, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết …

Kiểm soát chặt chẽ nợ công

Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ kiểm tra, rà soát việc sở hữu và sở hữu chéo trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh vàng, báo cáo kết quả với Quốc hội tại kỳ họp thứ Bảy (giữa năm 2014). Minh bạch hóa giá thành giá điện và năm 2014 cơ bản thực hiện giá thị trường về giá điện, giá dịch vụ y tế, giáo dục cũng là nội dung được thể hiện.

Nghị quyết nêu lên 7 nhóm giải pháp thực hiện, trong đó nhấn mạnh tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài khóa chặt chẽ. Điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tăng dư nợ tín dụng phù hợp và bảo đảm chất lượng tín dụng. Điều hành hiệu quả tỷ giá, thị trường ngoại hối, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam. Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia bảo đảm trong giới hạn an toàn...

Chính phủ cần đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược và đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm đến năm 2015 tạo được chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản và có hiệu quả rõ rệt.

Đến 2016 cơ bản không tăng thêm biên chế

“Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh từ nay đến 2016 cơ bản không tăng tổng biên chế, rà soát sắp xếp lại biên chế cán bộ hiện có theo vị trí việc làm, có phương án xử lý cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau khi
sắp xếp lại”

– (Nguồn: Nghị quyết Quốc hội).

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sáp nhập Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng dự kiến dư 255 trụ sở làm việc
Sáp nhập Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng dự kiến dư 255 trụ sở làm việc
TPO - Theo dự tính của TP. Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng, sau sáp nhập, đơn vị hành chính mới sẽ dư khoảng 255 trụ sở làm việc. Việc xử lý, sắp xếp lại số tài sản công này sẽ được tính toán để phù hợp với mô hình đơn vị hành chính mới, xử lý theo quy định. Đơn vị cấp cơ sở sau sáp nhập sẽ tinh gọn còn khoảng 99 xã, phường.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Vụ gần 600 loại sữa giả: Cơ quan quản lý 'đá bóng trách nhiệm'?

Vụ gần 600 loại sữa giả: Cơ quan quản lý 'đá bóng trách nhiệm'?

TPO - Gần 600 loại sữa giả được bày bán công khai trên thị trường trong suốt 4 năm qua đang đặt nhiều dấu hỏi về những lỗ hổng trong công tác quản lý thị trường và an toàn thực phẩm. Điều đáng nói là nhiều đơn vị “gác cửa” trong lĩnh vực này tỏ ra không liên quan vụ việc, thậm chí đổ… trách nhiệm cho nhau. 
Techcombank cùng doanh nghiệp đón đầu xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu

Techcombank cùng doanh nghiệp đón đầu xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã cùng EuroCham tổ chức sự kiện Chuỗi cung ứng toàn cầu: Nắm bắt xu hướng, Khai mở tiềm năng Việt Nam . Đây là dịp để các chuyên gia và doanh nghiệp thảo luận về những thách thức và cơ hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như đưa ra những giải pháp tài chính hiệu quả. 
Giá SJC xô đổ mọi kỷ lục, nhiều người chen chân mua vàng nhẫn

Giá SJC xô đổ mọi kỷ lục, nhiều người chen chân mua vàng nhẫn

TPO - Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá vàng miếng SJC lên mức 108 triệu đồng/lượng - mức cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, trên thị trường vàng miếng SJC dường như ngừng giao dịch. Trong khi đó, giá vàng nhẫn thấp hơn vàng miếng từ 1,7 - 2,2 triệu đồng/lượng đang tấp nập, nhiều người xếp hàng cả buổi chỉ để mua 1 chỉ.
Bộ trưởng Xây dựng vừa ký 7 văn kiện quan trọng với Trung Quốc

Bộ trưởng Xây dựng vừa ký 7 văn kiện quan trọng với Trung Quốc

TPO - Theo Bộ Xây dựng, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Bộ Xây dựng đã ký 7 văn kiện quan trọng liên quan đến lĩnh vực đường sắt và đường bộ, trong đó phía Trung Quốc sẽ hỗ trợ nước ta triển khai dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.