Đa phần nhiều tổ chức tín dụng vẫn e ngại truớc những rủi ro khó lường về thời tiết thất thường, đầu ra cho sản phẩm nhiều khi bế tắc.
Phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp được xem là giải pháp đột phá để ngân hàng “mặn mà” cho vay, còn người nông dân có cơ hội “cởi” bài toán vốn.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phát biểu tại hội thảo |
Nông dân vẫn khó vốn
Ngày 17/10 tại Kiên Giang diễn ra Hội thảo “Giải pháp cho vay nông nghiệp nông thôn có bảo hỉểm lãi suất tại ĐBSCL”.
Phát biểu mở đầu tại buổi lễ, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh đến sự cần thiết đưa ra những giải pháp để góp phần phát triển tín dụng khu vực này.
“Nông nghiệp ở ĐBSCL phải theo hướng sản xuất lớn, do đó rất cần ưu tiên về tín dụng. Việc phát triển bảo hiểm nông nghiệp cho người nông dân cũng là một cách để gỡ khó cho cả ngân hàng bên cho vay và người đi vay”- Ông Bình khẳng định.
Theo ông Lê Văn Thi, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, tính đến 9/2013, tín dụng nông nghiệp dư nợ cho vay của toàn tỉnh là 13.400 tỷ đồng.
“Tín dụng nông nghiệp tích cực góp phần phát triển nông thôn, nhưng tiếp cận vốn với ngân hàng còn khó khăn”, ông Thi Lưu ý.
Đại diện tỉnh Sóc Trăng đưa ra thực trạng đáng lưu ý: cả hai vụ nuôi tôm vừa qua tại Sóc Trăng đều mất mùa, nông dân không còn tài sản thế chấp nên không có vốn cho vụ 2013; vốn vay năm 2011 chưa trả nợ được.
Nếu có một sản phẩm như bảo hiểm lãi suất có lợi cho bên đi vay, đồng thời bên cho vay yên tâm khơi thông nguồn vốn cho nông nghiệp nông thôn nhiều hơn thì bảo hiểm lãi suất sẽ đi được vào lòng dân.
”Ngân hàng Nhà nuớc cần lưu tâm các TCTD ưu tiên cho vay nông nghiệp nông thôn” – Vị này nói.
Đề cập tới thực trạng cho vay nông nghiệp nông thôn suốt những năm qua, Vụ trưởng vụ tín dụng - ông Nguyễn Viết Mạnh đưa ra số liệu tăng trưởng tín dụng cho khu vực này 3 năm qua từ 2010 - 2012 đạt gần 25% cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Cuối tháng 8/2013, dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn ước đạt 650.000 tỷ đồng, tăng 15,75% so với cuối năm 2012. Tuy nhiên, trong bức tranh tín dụng, ông Mạnh cũng thẳng thắn hiện còn nhiều khó khăn nhiều rủi ro, nông dân đuợc mùa mất giá, được giá mất mùa; quy hoạch nuôi trồng thủy hải sản tràn lan, doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh… Đó chính là lý do, theo ông Mạnh, khiến vốn tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp đến với nông dân còn rào cản.
Bảo hiểm nông nghiệp: Kích cả bên đi vay lẫn cho vay
Cần Chính phủ định hướng Bảo hiểm nông nghiệp đã thí điểm tại 20 tỉnh thành trong cả nuớc, tại ĐBSCL việc thí điểm được triển khai ở 5 tỉnh và 2 doanh nghiệp thủy sản. Tuy nhiên bảo hiểm cây lúa thành công còn bảo hiểm thủy sản quá lỗ vượt daanh thu. Chính phủ đang lúng túng trong phát triển thị trường bảo hiểm sẽ vì chính sách xã hội hay vì thị trường. Các hộ dân họ không tham gia vào bảo hiểm nông nghiệp là do phí cao; không chắc chắn về thủ tục, quyền lợi như thế nào. Các hộ biết chắc chắn có rủi ro mới tham gia vào bảo hiểm nông nghiệp do đó thị trường bảo hiểm gặp rất nhiều khó khăn. Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, Việt Nam là một trong 10 quốc gia chịu ảnh hưởng thiên tai. ĐBSCL là thị trường bảo hiểm rất rủi ro. |
Gỡ rào cản để vốn ngân hàng đến được với nông dân như thế nào? TS Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ cho rằng, điểm thiếu và yếu của lúc này chính là một chính sách tín dụng vi mô cho bảo hiểm cũng như chính sách vỹ mô bao trùm.
“Kinh nghiệm cho thấy Ngân hàng Nhà nuớc rất hạn chế trong thị trường tài chính vi mô này. Bảo hiểm về bản chất là đẩy rủi ro cho nguời khác cầm. Cách làm thí điểm bảo hiểm nông nghiệp vừa qua chưa ổn. Nên khích lệ nguời nông dân thông qua hỗ trợ xã hội”- Ông Thành nói.
Huỳnh Văn Thòn, chủ tịch HĐQT công ty cổ phần thực vật An Giang kể: “Tôi làm doanh nghiệp nông nghiệp nên muốn nói về cánh đồng mẫu lớn. Đứng về giác độ làm nông nghiệp, tôi quan tâm đến hội nghị có tư duy có đột phá trong ý tưởng vấn đề cho vay như thế nào.
Ông Thòn chia sẻ: “:Ở đây, tôi muốn nói với tư cách người nông dân nhiều hơn vì muốn xác định tôi đang làm ăn với nông dân. Tôi có một triết lý kinh doanh phân phối lợi nhuận sao cho hợp lý ; Làm doanh nghiệp phải đặt lợi ích nguời tiêu dùng, khách hàng lên trên thì thu được lợi ích mới bền vững ; người nông dân có 4 cái khó: thiếu vốn, thiếu người cung ứng vật tư đầu vào ổn định giá cả hợp lý, thiếu khoa học công nghệ, khó khăn trong xử lý đầu ra.
Công ty của chúng tôi đang tính đến hai chuỗi bao tiêu đó là: xử lý đầu từ phân bón, thuốc trừ sâu, giống lúa hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất tới; thu mua lúa gạo đầu ra.
Hiện mức hỗ trợ của công ty là 962 đồng/kg lúa cho nông dân. Tiền đó do doanh nghiệp chúng tôi có điều kiện ứng trước cho nông dân để làm sao cho quá trình xử lý cây trồng năng suất hiệu quả hơn.
Từ đó, có thể nói “không đâu làm bảo hiểm rủi ro tốt nhất” như chúng tôi nhưng không thể bảo hiểm được rủi ro về thời tiết. Với chuỗi giá trị lúa gạo ngay từ đầu chúng tôi có thể hấp thụ vốn, đảm bảo rủi ro cho vay nguời nông dân. Và như vậy, việc ngân hàng làm với chúng tôi hỗ trợ cho doanh nghiệp đã là một cách bảo hiểm hiệu quả” – Vị giám đốc công ty nổi tiếng là “bạn với nhà nông” nhìn nhận.
8 đề xuất: Viên kim cương cho nông dân?
Chúng ta đã triển khai chương trình tín dụng bảo hiểm nhưng thực sự hiệu quả vẫn chưa cao. TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế nói, bản thân ông ấn tượng với kết quả chỉ trong vòng 3 năm thực hiện nghị định 41 dư nợ tín dụng từ 300 ngàn đã lên 600 ngàn tỷ, chiếm 20% trong tổng tín dụng dư nợ nền kinh tế.
Tuy nhiên, ông Ánh khẳng định: việc đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn cái lõi vẫn phải là đến hộ nông dân.
“Chúng ta đã bỏ qua cái trực tiếp là cuộc sống của hộ nông dân; gián tiếp là sản xuất của nông dân. Trong khi các ngân hàng thuơng mại ở thành phố đang có những chuơng trình lớn cho vay tiêu dùng cả chục ngàn tỷ thì ở nông thôn không có những gói vay này. Nếu chúng ta quan tâm, cần phải nghĩ đến - ông Ánh nói.
Theo ông Ánh, hiện xã hội cứ nói nhiều đến tín dụng đen. Tôi phải khẳng định sở dĩ nó ra đời, bùng nổ phát triển khá mạnh là do nhu cầu thực tế . Lãi suất tín dụng đen hiện vào khoảng 2.000 đồng cho 1 triệu đồng tương ứng 36%/năm.
Nếu chúng ta không có cơ chế đến một lúc nào đó bà con nông dân sẽ phải rất lớn trong khi tín dụng ngân hàng đã làm được rất nhiều việc, cần sự hỗ trợ để đồng vốn đến tay bà con hiệu quả hơn.
“Chúng tôi có 8 kiến nghị đột phá cho nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long, đó sẽ là viên kim cương bảo vệ người nông dân”- Ông Nguyễn Đức Hưởng; Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LVPB) đề xuất.
Ông Hưởng kể: Từ 11/2009 khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm ngân hàng và có nhắn nhủ nên làm gì thiết thực cho nông dân Đông bằng sông Cửu Long. Tôi với Chủ tịch ngân hàng, anh Dương Công Minh, về nghĩ mãi.
Trước đây, chúng tôi đặt mục tiêu lấy từ lợi nhuận ngân hàng để mỗi tỉnh sẽ xây từ thiện một ngôi truờng. Nay, sẽ thay thế bằng cách lấy chính khoản tiền đó để bù lãi suất cho nông dân gặp rủi ro.
Hôm nay, 17/10, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt công bố Ngân hàng sẽ cho vay gói 5000 tỷ vay ưu đãi nông nghiệp nông thôn có bảo hiểm từ thiện lãi suất với mức lãi suất cả trung và ngắn hạn ở khoảng 9%. (Nếu có rủi ro như thiên tai, địch họa xảy ra với khoản vay, ngân hàng sẽ hỗ trợ từ thiện toàn bộ phần lãi suất- PV)- Ông Hưởng cho biết.
Theo PGS TS Hà Thị Kiều Giao, phát ttriển bảo hiểm nông nghiệp ĐBSCL đang là một thách thức. Trước khi thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ĐBSCL tháng 10/2011 trước đó đã có 1 công ty Bảo hiểm nông nghiệp của Pháp thí điểm bảo hiểm mùa màng, bảo hiểm vật nuôi.
Năm 2009, một công ty khác cũng làm nhưng không thành công”- Bà Giao kể. Phải làm gì để phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở ĐBSCL.
Theo bà Giao, quan điểm muốn BHNN phải phát triển bền vững thì Chính phủ phải hỗ trợ trên tinh thần quản lý; doanh nghiệp phải chủ động, còn người nông dân nên thấy tính lợi ích mà tham gia.
“Có thể phát triển BHNN theo tinh thần thị trường được không cần phải xem xét kỹ. Phải tăng hiểu biết cho người nông dân chứ không thể tiếp cận bằng những hợp đồng bảo hiểm phức tạp’- Bà Giao đề xuất.
Tổng kết vấn đề, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho rằng với một vùng như ĐBSCL phải tổ chức sản xuất theo hướng sản xuất lớn.
Lấy ví dụ từ công ty Bảo vệ thực vật An Giang ông Bình nhìn nhận: “Nếu doanh nghiệp bao tiêu được khâu từ sản xuất đén đầu ra, ngân hàng rất nên nghĩ đến chuỵện đầu tư cho vay qua doanh nghiệp. Điều này sẽ làm cho khả năng hấp thụ vốn tốt hơn, thông thoáng hơn. Bảo hiểm y tế cho người nghèo đã thành công, bảo hiểm nông nghiệp cần nghiên cứu có một hình thức gì tương tự. Thời gian qua chúng ta đã nỗ lực tuy nhiên còn phải cố gắng hơn”- Thống đốc kết luận.
8 kiến nghị đột phá cho nông nghiệp ĐBSCL - Cho phép người nông dân tích tụ ruộng đất, hình thành cánh đồng mẫu lớn khai thác chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ - Sửa đổi bổ sung Luật doanh nghiệp cần có chính sách cổ phần hóa nông nghiệp nông thôn trong đó nông dân góp ruộng vào doanh nghiệp được coi là “cổ phần kim cương”, tức là dù doanh nghiệp cổ phàn say này có thua lỗ thì những “cổ phần kim cương” đó không được mất đi để nông dân không mất ruộng. - Mở nút thắt hơn nữa để nhà đầu tư nước ngoài dến với khu vực nông nghiệp nông thôn - Thay đổi chính sách hạn điền., nâng thời hạn cho thuê đất đối với người nông dân từ 49 năm lên 100 năm để cả người nông dân và nhà đầu tư yên tâm sản xuất. - Có cơ chế kích thích bảo hiểm và bảo hiểm từ thiện vốn vay nông nghiệp nông thôn - Ưu đãi chính sách thuế cho các DN tham gia kinh doanh cánh đồng mẫu lớn và DN tham gia chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh nông nghiệp nông thôn. - Ngân hàng Nhà nuớc không nên hạn chế mở rộng mạng lưới chi nhánh tại các tỉnh phục vụ nông nghiệp - Có cơ chế bắt buộc các ngân hàng duy trì tỷ lệ dư nợ tín dụng phục vụ nông nghiệp tối thiểu 20% và khuyến khích thuởng những ngân hàng đạt tỷ lệ cao lên tới 35% . Đây cũng là cách kích thích dòng vốn chảy vào nông nghiệp Nguồn: LienVietPotsBank |