Vàng trong nước tiếp tục trầm lắng

Vàng trong nước tiếp tục trầm lắng
TPO - Vàng trong nước sáng nay (13/6) ít biến động, trong khi trên thị trường thế giới, vàng có phiên phục hồi thành công, sau hai ngày giảm mạnh

> Biến động thị trường vàng

Nhu cầu vàng vật chất tại hai thị trường lớn là Ấn Độ và Trung Quốc đều hạ nhiệt. Ảnh: Marketwatch
Nhu cầu vàng vật chất tại hai thị trường lớn là Ấn Độ và Trung Quốc đều hạ nhiệt. Ảnh: Marketwatch.

Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn công bố giá vàng SJC tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh, lúc 10 giờ 18, mua vào 40,45 triệu đồng/lượng, bán ra 40,7 triệu đồng/lượng, giảm 30.000 đồng/lượng trên giá mua vào nhưng lại tăng nhẹ 20.000 đồng/lượng trên giá bán ra so với cuối ngày 12/6.

Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji (Hà Nội) niêm yết giá vàng SJC, lúc 9 giờ 59, mua bán tương ứng 40,52 – 40,7 triệu đồng/lượng, tăng 20.000 đồng/lượng trên giá bán.

Trong nước, tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố sáng nay là 20.828.

Tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại là 21.020 – 21.036 (mua vào – bán ra), tăng 25 đồng trên giá mua vào so với hôm qua.

Nhìn chung, giá vàng trong nước từ đầu tuần chủ yếu dao động từ 40,45 đến 40,55 triệu đồng/lượng trên chiều mua vào và 40,68 đến 40,82 triệu đồng/lượng trên chiều bán ra.

Giá vàng trên thị trường thế giới có phiên phục hồi thành công, sau hai ngày giảm mạnh.

Khép phiên giao dịch đêm 12/6 tại New York (Mỹ), vàng giao tháng 8 tăng 11,6USD lên 1.388,7USD/Oz, trong khi vàng giao ngay tăng 10,8USD, lên 1.389,5USD/Oz.

Nguyên nhân chính hỗ trợ kim loại quý tăng trở lại do đồng USD suy yếu, còn euro và dầu thô đều tăng.

Các chuyên gia cho rằng, trong ngắn hạn, các yếu tố cơ bản đều bất lợi cho vàng. Bên cạnh đó, nhu cầu vàng vật chất tại hai thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc đều hạ nhiệt.

Đồng bạc xanh bị bán tháo, rơi xuống mức thấp nhất trong bốn tháng, sau khi thống kê mới nhất hôm qua cho thấy sản lượng công nghiệp tháng tư của khu vực châu Âu tăng 0,4%.

Đồng euro quay đầu tăng, đưa tỷ giá EUR/USD vươn lên 1,3334. Dầu thô cũng giao dịch ở mức cao, với các hợp đồng dầu ngọt, nhẹ giao tháng bảy đạt 95,88USD/thùng.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém: Đừng để bình mới rượu cũ!

Chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém: Đừng để bình mới rượu cũ!

TPO - Các chuyên gia cho rằng, động thái chuyển giao bắt buộc gần đây đã tạo ra động lực thay đổi thực sự cho các ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên, vấn đề vẫn là câu chuyện khả năng khôi phục dòng tiền kinh doanh đi cùng việc giám sát chặt chẽ về lợi ích nhóm và sở hữu chéo - là những yếu tố đã từng khiến cho nhiều thương vụ tái cấu trúc trước đó thất bại. 
Chuyển giao bắt buộc ngân hàng: Cần hết sức thận trọng!

Chuyển giao bắt buộc ngân hàng: Cần hết sức thận trọng!

TPO - Việc mua 3 ngân hàng 0 đồng vào năm 2015, về bản chất cũng không khác gì việc chuyển giao bắt buộc lần thứ nhất và đã thất bại nên buộc phải chuyển giao bắt buộc một lần nữa. Vì vậy cần hết sức hạn chế và thận trọng trong việc này, để tránh mất thêm quá nhiều thời gian tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém mà khó lường hiệu quả.
 Dự án gần 7.000 tỷ kết nối Ninh Bình với 3 vùng kinh tế trọng điểm

Dự án gần 7.000 tỷ kết nối Ninh Bình với 3 vùng kinh tế trọng điểm

TPO - Dự án xây dựng tuyến đường kết nối liên vùng giữa Nam đồng bằng sông Hồng - Tây Bắc - Duyên hải Bắc Trung Bộ vừa được HĐND tỉnh Ninh Bình khóa XV thông qua chủ trương đầu tư, với tổng mức đầu tư lên tới gần 7.000 tỷ đồng. Dự án này được kỳ vọng trở thành động lực mới thúc đẩy liên kết vùng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Sắp có gói tín dụng 500.000 tỷ hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động thuế quan Mỹ

Sắp có gói tín dụng 500.000 tỷ hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động thuế quan Mỹ

TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "Liên quan đến các khó khăn và thách thức hiện nay, đặc biệt là tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ, nhiều doanh nghiệp và lĩnh vực kinh tế trọng yếu đang bị ảnh hưởng, kéo theo tác động đến người lao động. Vì vậy, việc triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng và các chính sách hỗ trợ kịp thời là rất cấp bách".
Thấy gì sau các thương vụ 'chuyển giao bắt buộc' ngân hàng?

Thấy gì sau các thương vụ 'chuyển giao bắt buộc' ngân hàng?

TPO - Luật sư Trương Thanh Đức cho biết: "Việc chuyển giao bắt buộc trước mắt là để giải cứu khó khăn kéo dài, giải quyết tình thế bi đát, dừng hoãn, ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ. Trong tương lai, để tiến tới đích hợp nhất, sáp nhập hay tái cổ phần hoá, cần giữ cố định mô hình ngân hàng mẹ con một chủ".