Mổ lãi suất, moi nợ xấu

Mổ lãi suất, moi nợ xấu
TP - Chính phủ đã ký ban hành quyết định về thành lập Công ty Quản lý tài sản (VAMC) với mục tiêu nhằm xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại- thủ phạm chính được xem là ách tắc toàn bộ hệ thống huyết mạch của nền kinh tế. Theo các chuyên gia, nợ xấu cũng được xem là “tội đồ” đẩy lãi suất lên cao.

> Kích cầu để giải nợ xấu
> Lối thoát nào cho nền kinh tế?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Ẩn số lớn nhất là dự phòng rủi ro nợ xấu

Lãi suất chênh lệch sở dĩ cao là do hoạt động ngân hàng của chúng ta không lành mạnh, chủ yếu do nợ xấu. NHNN đã có đề án tái cấu trúc ngành ngân hàng. Tôi rất mong tái cấu trúc ngành ngân hàng.

Xử lý nợ xấu nếu không dứt điểm các ngân hàng sẽ giữ quỹ vô hình, đẩy chênh lệch lãi suất lên rất cao. Với 2% chi phí vốn và 1% biên lợi nhuận thì các ngân hàng có thể kéo chênh lệch xuống. Tôi cho rằng giải quyết nợ xấu sẽ giảm được lãi suất. Nợ xấu là tội đồ đẩy chênh lệch lãi suất lên cao.

Ông Cao Sỹ Kiêm: DN đổ cháo không được nữa là ăn cơm

Các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian dài không hoạt động hợp lý. Hiện nay thì đã thoi thóp rất nhiều rồi, giờ đổ cháo cũng không được nữa chứ đừng nói ăn cơm...

Từ góc độ doanh nghiệp tôi không tán thành việc cứ giảm lãi suất ồ ạt. Nợ xấu bây giờ là vấn đề lớn nhất. Nợ xấu mà còn không có anh nào dám xông vào.

Doanh nghiệp còn nợ xấu nếu có đạo đức, tinh thần kinh doanh thì cũng không dám vay. Phải giải quyết bằng nhiều cách, không chỉ bằng công ty mua bán nợ. Cả doanh nghiệp và ngân hàng cần chủ động.

TS Trịnh Quang Anh (Ngân hàng Hàng Hải): Nên hướng vào mục tiêu ổn định hệ thống

Chúng ta hãy quan sát chỉ số sản xuất công nghiệp đang tăng lên, chỉ số tồn kho đang điều chỉnh giảm… cho thấy điều chỉnh sau suy giảm đang có tiến triển. Chỉ số PMI sản xuất hiện mới vượt ngưỡng giữa sản xuất và mở rộng một chút nhưng đã ở ngưỡng cao nhất hiện nay.

Chúng ta đừng bi quan quá, nền kinh tế đã có một số dấu hiệu điều chỉnh. Các chỉ tiêu tín dụng: tăng trưởng ngay cả 1,3% thì quá lạc quan so với bối cảnh hiện tại.

Tôi có cảm giác NHNN đang chịu sức ép chính trị khi giảm lãi suất quá nhanh. CPI xuống thấp nhưng như là ru ngủ, do cầu đang thấp, lương thực giảm, nhưng lạm phát lõi vẫn cao.

Nên hướng vào việc Ngân hàng Nhà nước chỉ theo đuổi mục tiêu ưu tiên: Kiểm soát lạm phát, đảm bảo thanh khoản, ổn định hệ thống, xử lý nợ xấu cho triệt để...

KH
lược ghi

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG