Ông Đặng Văn Thành nói về vụ 'siết nợ' của Sacombank

Ông Đặng Văn Thành nói về vụ 'siết nợ' của Sacombank
Liên quan đến thông tin Sacombank cấn trừ cổ phiếu, phóng viên trao đổi cùng ông Đặng Văn Thành, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) Sacombank.

Ông Đặng Văn Thành nói về vụ 'siết nợ' của Sacombank

> Ông Đặng Văn Thành nợ Sacombank bao nhiêu?
> Sacombank siết nợ cựu Chủ tịch và Phó chủ tịch gần 1.600 tỷ đồng

Liên quan đến thông tin Sacombank cấn trừ cổ phiếu, phóng viên trao đổi cùng ông Đặng Văn Thành, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) Sacombank.

Ông Đặng Văn Thành, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank
Ông Đặng Văn Thành, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank.

Có tin nói gia đình ông bị siết nợ, nhưng cũng có tin là cấn nợ. Thực hư thế nào?

Thỏa thuận giữa chúng tôi và Sacombank đã được ký kết từ ba tháng qua và nay tôi cũng không quan tâm bởi đang dành thời gian cho các dự án đầu tư của mình. Có lẽ chuẩn bị đại hội cổ đông nên công ty kiểm toán của Sacombank có những thông tin lưu ý về việc cấn trừ cổ phiếu.

Không biết từ đâu ra lại cho đó là việc siết nợ. Bởi siết nợ phải là những khoản nợ xấu và việc siết nợ do một bên - ở đây là Sacombank thực hiện. Còn trường hợp này hoàn toàn khác, đó là thỏa thuận giữa hai bên, trong đó có Sacombank và sự chủ động của tôi. Các khoản nợ vay của chúng tôi đều có thế chấp, đầy đủ giấy tờ, là nợ trong hạn, được xếp hạng A.

Nếu là nợ trong hạn thì sao có chuyện Sacombank thu nợ?

Khi nhóm cổ đông mới vào Sacombank, tôi vẫn là chủ tịch HĐQT. Nhưng sau một thời gian cảm thấy không hợp quan điểm để tiếp tục cộng tác. Một vấn đề nữa là nhóm cổ đông mới có cách hiểu khác về các khách hàng liên quan đến gia đình chúng tôi. Các công ty bị coi là có liên quan đến gia đình tôi thực chất đều là những công ty cổ phần đang niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán như đường Biên Hòa, Bourbon Tây Ninh, Ninh Hòa... mà chúng tôi chỉ là cổ đông, không nắm quyền chi phối. Các công ty này có vay nợ và đều trả đúng hạn.

Theo quan điểm của HĐQT cũ và đã xử lý như thế từ nhiều năm qua thì những công ty đó không liên quan đến chúng tôi. Sau này HĐQT mới cho là nhóm khách hàng này có liên quan đến chúng tôi, có vấn đề, như thế phải trích lập dự phòng rủi ro. Theo tôi, điều này không có lợi cho bản thân Sacombank cũng như cổ đông của ngân hàng. Và nếu cứ duy trì tình trạng như thế thì tôi cũng chẳng thể cộng tác, vì vậy tốt nhất là giải quyết dứt điểm. Nhận thấy không chỉ có cự ly về quan điểm, và tôn trọng quan điểm của HĐQT mới, tôi quyết định chủ động để cấn trừ.

Có thông tin nói nhóm công ty có liên quan đến gia đình ông đã vay Sacombank lên đến 4.000-5.000 tỷ đồng?

Con số đó bao gồm cả những công ty mà HĐQT mới cho là có liên quan đến chúng tôi, cộng lại mới lên như thế. Nhưng theo tôi được biết, khi Sacombank có quan điểm này, họ đã thanh toán.

Các khoản nợ vay của chúng tôi tại Sacombank đều còn trong hạn, do vậy Sacombank không thể đòi ngang. Tuy nhiên, do cả hai bên cùng muốn xử lý dứt điểm, vì thế đã chọn cách là dùng cổ phần của chúng tôi tại ngân hàng này để cấn qua.

Xử lý nợ theo phương án do ông Đặng Văn Thành đề xuất

Ngày 3/4, trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Hữu Phú - Chủ tịch HĐQT ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB) cho rằng, thông tin cho rằng Sacombank “siết nợ” đối với gia đình ông Đặng Văn Thành là chưa chính xác, do hầu hết các khoản vay này vẫn còn trong hạn. “Việc xử lý số cổ phiếu STB do ông Đặng Văn Thành và ông Đặng Hồng Anh (con ông Thành) để thanh toán một số khoản nợ do nhóm công ty thuộc gia đình ông Thành vay tại Sacombank trước đó là theo nguyện vọng của ông Thành” - ông Phú nói.

Gửi đến chúng tôi đơn đề xuất “phương án giải quyết một số vấn đề giữa Sacombank và gia đình ông Thành cùng một số công ty”, do ông Đặng Văn Thành và ông Đặng Hồng Ánh ký ngày 22/11/2012 gửi HĐQT Sacombank, ông Phú khẳng định chính ông Thành tự đề xuất việc chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần Sacombank do ông Đặng Văn Thành và ông Đặng Hồng Anh nắm giữ để cấn trừ nợ. Cụ thể, theo đơn đề xuất, ông Đặng Văn Thành nêu rõ “được sự đồng ý và ủy quyền của các công ty có liên quan như công ty cổ phần khai thác và quản lý khu công nghiệp Đặng Huỳnh, công ty cổ phần kho vận Thiên Sơn, công ty cổ phần đầu tư Tín Việt, chúng tôi đề nghị HĐQT Sacombank xem xét và chấp thuận...”.

Theo đó, các bên thống nhất về việc nhận chuyển nhượng số cổ phần (79,84 triệu cổ phiếu) Sacombank với tổng giá trị là 1.597 tỷ đồng và toàn bộ khoản tiền này được dùng vào việc “cấn trừ các khoản tín dụng, trái phiếu còn trong hạn”. Các khoản tín dụng và trái phiếu này gồm: 180 tỷ đồng trái phiếu công ty cổ phần đầu tư Thành Thành Công (đến hạn 1/6/2013), 145 tỷ đồng trái phiếu công ty cổ phần khai thác và quản lý khu công nghiệp Đặng Huỳnh (18/10), 300 tỷ đồng trái phiếu công ty Sacomreal (50 tỷ đến hạn 31/1 và 250 tỷ đến hạn vào 10/12), hợp đồng tín dụng tín chấp của Sacomreal 138 tỷ đồng (9/11), hợp đồng tín dụng (ngắn hạn) của công ty cổ phần đầu tư Thành Thành Công 102 tỷ đồng (19/2 và 21/2/2013), hợp đồng tín dụng (dài hạn) 100 tỷ đồng của công ty cổ phần đầu tư Thành Thành Công (30/11/2015) và hợp đồng tín dụngcông ty cổ phần Thành Ngọc 58 tỷ đồng.

Sau thỏa thuận và các bước thủ tục để xử lý tài sản, ngày 11/12/2012 Sacombank đã ký các biên bản thanh lý với các đối tượng vay, phát hành trái phiếu nêu trên đồng thời giải chấp các tài sản đảm bảo liên quan của các công ty nêu trên. Trong văn bản giải trình một số nội dung trong báo cáo tài chính 2012 đã kiểm toán, Sacombank cho biết ngày 12/3 ngân hàng này đã thông báo cho Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM về thỏa thuận cấn trừ này.

Theo Tuổi Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
THẾ GIỚI 24H: NATO và Ukraine họp khẩn cấp
THẾ GIỚI 24H: NATO và Ukraine họp khẩn cấp
TPO - Ngày 26/11 tới, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Ukraine sẽ họp khẩn cấp sau khi Nga tấn công vào một thành phố trung tâm của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik và tuyên bố sẽ tiếp tục thử nghiệm loại vũ khí này.