> Ngân hàng nan giải phát mại nhà đất
> Ông Nguyễn Bá Thanh: Gỡ nợ xấu không đúng, dân gánh chịu
VAMC sẽ được mua nợ của các tổ chức tín dụng, được sử dụng quyền của chủ nợ trong việc thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý nợ, có quyền điều chỉnh cơ cấu lại khoản vay, điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành cổ phần của khách vay, bán tài sản đảm bảo…
Trong quá trình xử lý nợ xấu, VAMC không lấy tiền ngân sách để xử lý nợ xấu mà sẽ phát hành trái phiếu có thời hạn trong 5 năm để mua nợ với mức lãi suất trái phiếu 0%. Trong thời gian này, mỗi năm, ngân hàng bán nợ phải trích lập 20% cho trái phiếu.
Sau 5 năm, nếu khoản nợ xấu không bán được, ngân hàng cũng đã trích lập đủ 100% trái phiếu để trả trái phiếu cho VAMC, đồng thời nhận khoản nợ xấu về.
Tuy nhiên, lúc này, khoản nợ xấu đó đã được xóa trong bảng kế toán của ngân hàng, có nghĩa là đã được làm sạch (vì ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro 100%). Nếu xử lý được nợ xấu, thanh lý được tài sản đảm bảo thì tổ chức tín dụng chỉ được thu về 85% giá trị, còn VAMC được hưởng 15%.