Lợi nhuận buồn của các ngân hàng cổ phần

Lợi nhuận buồn của các ngân hàng cổ phần
Năm 2012 được coi là năm “bĩ cực” của ngành ngân hàng với kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh tại nhiều ngân hàng, trong số đó không ít ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu như ACB, Sacombank, Techcombank…

Lợi nhuận buồn của các ngân hàng cổ phần

> Tiền chênh lệch giá vàng: Vào Ngân hàng Nhà nước

> Giá USD tự do tăng mạnh nhất từ sau Tết Nguyên đán 

Năm 2012 được coi là năm “bĩ cực” của ngành ngân hàng với kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh tại nhiều ngân hàng, trong số đó không ít ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu như ACB, Sacombank, Techcombank…

Lợi nhuận của một loạt thương hiệu lớn như ACB, Sacombank, Techcombank... đều giảm
Lợi nhuận của một loạt thương hiệu lớn như ACB, Sacombank, Techcombank... đều giảm. Ảnh: Bình An
 

Tại đại hội cổ đông bất thường của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), ông Đỗ Minh Toàn - Tổng giám đốc ACB - cho biết, năm 2012 ngân hàng phải đóng trạng thái vàng theo quy định của NHNN. Vì huy động vàng chiếm 1/3 nguồn vốn huy động của ngân hàng nên đóng trạng thái tại thời điểm giá cao đã khiến ACB chịu khoản lỗ lên tới 1.700 tỉ đồng.

Cùng với đó là sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt khiến ACB phải cung ứng 28.000 tỉ đồng cho người dân rút tiền trước thời hạn, và một loạt thành viên cấp cao từ nhiệm gây nhiều khó khăn cho hoạt động ngân hàng. Hệ quả dư nợ cho vay không tăng, tổng tài sản giảm mạnh, lợi nhuận dự kiến chỉ đạt 1.200 tỉ đồng.

Khác với ACB, tại Sacombank và Techcombank lợi nhuận sụt giảm chủ yếu do trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và dự phòng giảm giá đầu tư.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất 2012 của Sacombank, dự phòng rủi ro tín dụng đã tăng gấp 3 lần trong năm 2012, từ 394 tỉ đồng cuối năm 2011 lên 1.366 tỉ đồng cuối năm 2012.

Đối với chứng khoán đầu tư của ngân hàng đã giảm từ 24.368 tỉ đồng xuống 19.682 tỉ đồng vào cuối năm nhưng dự phòng giảm giá tăng gấp 17 lần, từ 28 tỉ đồng của đầu năm lên 482 tỉ đồng vào cuối năm.

Các khoản đầu tư dài hạn đã giảm từ 822 tỉ xuống còn 477 tỉ đồng nhưng khoản dự phòng giảm giá vẫn tăng mạnh từ 157 tỉ đồng lên 268 tỉ đồng. Cùng với đó khoản thu từ hoạt động dịch vụ cũng giảm 405 tỉ so với năm trước.

Kết thúc 2012, lợi nhuận trước thuế của Sacombank chỉ đạt 1.366 tỉ đồng, giảm 50,6% so với cùng kỳ 2011.

Cũng như vậy, Techcombank đã trải qua một năm kinh doanh khá tồi tệ với sự sụt giảm lợi nhuận rất mạnh. Lợi nhuận hợp nhất quý IV chỉ đạt 1.017 tỉ đồng, hoàn thành 19,1% kế hoạch lợi nhuận được thông qua tại đại hội cổ đông 2012.

Lý do khiến lợi nhuận của Techcombank giảm chủ yếu do tăng mạnh chi phí hoạt động và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Năm 2011 chi phí hoạt động của ngân hàng chỉ 2.099 tỉ đồng thì sang 2012 chi phí hoạt động đã tăng thêm gần 1.200 tỉ đồng, lên 3.278 tỉ đồng. Tại bức thư gửi nhân viên về quyết định không thưởng tết của TGĐ Techcombank - ông Simon Morris - cũng thừa nhận “ngân hàng không thể thành công nếu như chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu”.

Chi phí tăng rất mạnh nhưng kết quả kinh doanh tại hầu hết các mảng hoạt động đều thấp hơn 2011, ngoại trừ kinh doanh ngoại hối đã bớt lỗ hơn rất nhiều. Nếu năm 2011 lỗ từ kinh doanh ngoại hối xấp xỉ 700 tỉ đồng thì năm 2012 chỉ còn 138 tỉ đồng.

Còn với mảng kinh doanh đem lại lợi nhuận chính cho ngân hàng là thu nhập lãi thuần đạt 5.115 tỉ đồng, bằng 96% của năm 2011.

Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ và mua bán chứng khoán đầu tư đều sụt giảm mạnh. Năm 2011 Techcombank thu 1.150 tỉ đồng từ kinh doanh dịch vụ khác thì đến 2012 vỏn vẹn còn 565 tỉ đồng. Mua bán chứng khoán đầu tư năm 2011 lãi 416 tỉ, sang năm 2012 lỗ 175 tỉ đồng.

Kinh doanh cho hiệu quả thấp hơn, chi phí tăng mạnh nhưng lại phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng do khả năng thu hồi nợ thấp hơn trong bối cảnh kinh tế chung còn nhiều khó khăn, thách thức.

Lũy kế cả năm 2012 Techcombank phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 1.450 tỉ đồng, tăng gấp 4 lần năm 2011.

Mặc dù không có sự biến động nào về nhân sự ban lãnh đạo cấp cao của ngân hàng như một số ngân hàng khác nhưng khó khăn của nền kinh tế đã tác động rất tiêu cực đến tình hình kinh doanh của ngân hàng này.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, điều kiện kinh doanh 2013 sẽ còn khó khăn hơn đối với doanh nghiệp và ngành ngân hàng cũng không ngoại lệ. Thị trường bất động sản đóng băng, nợ xấu nợ quá hạn tăng cao tiếp tục là “cơn bĩ cực” đối với các ngân hàng, đặc biệt là các NHTMCP tư nhân, trong thời gian tới.

Trong điều kiện như vậy nếu các ngân hàng không có thay đổi phù hợp, thích nghi với hoàn cảnh kinh doanh thì sẽ rất khó hoàn thành mục tiêu kinh doanh do cổ đông và ban lãnh đạo đặt ra.

Theo Thanh Sơn
Lao Động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Xuân Son lập kỷ lục nhờ cú đúp vào lưới tuyển Thái Lan
Xuân Son lập kỷ lục nhờ cú đúp vào lưới tuyển Thái Lan
TPO - Gặp Thái Lan, Xuân Son tiếp tục thể hiện được đẳng cấp và cái duyên ghi bàn của mình với cú đúp bàn thắng để vươn lên độc chiếm ngôi đầu danh sách Vua phá lưới ASEAN Cup 2024. Anh đã có 7 bàn và bỏ xa phần còn lại 3 pha lập công. Xuân Son trở thành tiền đạo đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam ghi được tới 7 bàn thắng ở một giải vô địch Đông Nam Á.