Con tôm cần được gỡ khó

Con tôm cần được gỡ khó
TP - Ngày 27-1, tại TP Cần Thơ, diễn ra hội thảo ngành thủy sản - chuyên đề về tôm .

> Doanh nghiệp thủy sản khát vốn
> Khủng hoảng tôm, cá tra ở ĐBSCL

Năm 2012, trong 3 thị trường chủ lực nhập khẩu tôm từ Việt Nam, chỉ có Nhật Bản tăng nhẹ 1,7% so với năm 2011, còn Mỹ và EU giảm mạnh tới 18,6% và 24,5%. Cùng với các nguyên nhân như : Dịch bệnh và hội chứng tôm chết sớm chưa tìm ra được giải pháp, chi phí sản xuất và giá nguyên liệu tăng cao, áp lực cạnh tranh từ các nước đối thủ, nhu cầu thị trường giảm và rào cản Ethoxyquin (chất chống ôxy hóa để bảo quản thực phẩm - PV) đã đẩy xuất khẩu tôm giảm 6,6% so với năm 2011, đạt 2,25 tỷ USD.

Nhiều doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu lớn trong vùng ĐBSCL cho rằng, do hạn mức tín dụng thấp nên nguồn vốn vay từ ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Hiện tại, 100% doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu vay vốn theo điều kiện thế chấp, trong khi vốn tự có thấp phải thâm dụng vốn ngân hàng cao mới duy trì được hoạt động.

Ông Lê Quang Khánh, Phó Tổng Giám đốc Cty Thủy sản Cà Mau (CASES), cho biết thêm: Vốn ngân hàng hiện nay chỉ đáp ứng được 60-70% nhu cầu của doanh nghiệp, trong khi chu kỳ sản xuất và thu hồi vốn đã tăng gấp đôi, từ 30 - 40 ngày lên 60-70 ngày.

Theo dự báo của Vasep, kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2013 có thể đạt 2,4 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2012.

Tuy nhiên, để đạt được kế hoạch này, ngoài vấn đề vốn, phải giải quyết tốt bốn thách thức tồn tại trong năm 2012 như dịch bệnh, cạnh tranh tôm nguyên liệu từ thương lái Trung Quốc, thị trường và rào cản Ethoxyquin.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG