Danh sách 38 đơn vị được kinh doanh vàng miếng

Danh sách 38 đơn vị được kinh doanh vàng miếng
TPO - Từ hôm nay (10-1), 2.500 điểm kinh doanh vàng miếng trên cả nước thuộc 22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp chính thức thay thế hàng chục ngàn cửa hàng vàng không đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng.

Danh sách 38 đơn vị được kinh doanh vàng miếng

> Dân bị tiệm vàng ép giá
> Mua bán vàng miếng không đúng chỗ sẽ bị phạt

TPO - Từ hôm nay (10-1), 2.500 điểm kinh doanh vàng miếng trên cả nước thuộc 22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp chính thức thay thế hàng chục ngàn cửa hàng vàng không đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng.

Vàng trang sức đang bị dìm giá
Vàng trang sức đang bị dìm giá. Ảnh: Minh Đức

Mua bán vàng không đúng chỗ: Phạt 50-100 triệu đồng

Theo Thông tư 16/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hướng dẫn thi hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng miếng, hôm nay (10-1-2013), tất cả doanh nghiệp, tổ chức tín dụng kinh doanh vàng miếng phải được NHNN cấp phép.

Những đơn vị chưa được cấp phép kinh doanh, mua bán vàng miếng sẽ chỉ được mua bán vàng trang sức hoặc chuyển đổi sang loại hình kinh doanh khác.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, từ hôm nay, nếu cửa hàng nào không có giấy phép kinh doanh vàng miếng sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 100 triệu đồng theo quy định trong Nghị định 95 ban hành năm 2011 của Chính phủ về xử phạt hành vi kinh doanh, mua bán vàng không đúng với quy định của pháp luật.

Theo Nghị định 24, điều kiện để kinh doanh vàng miếng với doanh nghiệp là có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên, kinh nghiệm kinh doanh vàng từ 2 năm trở lên, đã nộp thuế kinh doanh vàng trên 500 triệu trong 2 năm liên tiếp gần nhất, có mạng lưới tại tối thiểu 3 tỉnh, thành trực thuộc Trung ương.

Đối với tổ chức tín dụng, điều kiện để kinh doanh vàng miếng là phải có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng và có mạng lưới từ 5 tỉnh thành trực thuộc Trung ương trở lên.

Tính đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho tổng cộng 22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng miếng. Tổng số điểm mà người dân có thể đến giao dịch vàng miếng khoảng gần 2.500 điểm (2.497 điểm) trên cả nước.

Trước khi thực hiện cấp phép và tổ chức hệ thống kinh doanh vàng miếng theo Nghị định 24, NHNN đã thực hiện khảo sát và đánh giá lại tình hình mạng lưới kinh doanh vàng trên cả nước. Nếu trước đây có khoảng 12.000 điểm kinh doanh vàng miếng, thì kết quả khảo sát của NHNN đã thu hẹp lại còn khoảng 8.000 điểm kinh doanh vàng, thuộc các thành phần khác nhau.

Theo NHNN, các điểm giao dịch mua bán vàng miếng sẽ rộng khắp ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Và để đảm bảo lợi ích hợp pháp của người dân khi mua bán vàng miếng, các địa điểm kinh doanh mua bán vàng miếng sẽ niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng.

Danh sách 22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp được kinh doanh vàng miếng:

1. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
2. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)
3. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
4. Công ty TNHH một thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
5. Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank)

6. Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MaritimeBank)
7. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
8. Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank)
9. Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank)
10. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)

11. Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank)
12. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
13. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
14. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TienPhongBank)
15. Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank)

16. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
17. Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)
18. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank)
19. Ngân hàng TMCP Quân đội (MB)
20. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)

21. Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB)
22. Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank)
23. Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc Đá quý TPHCM - Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
24. Tổng Công ty Vàng Agribank Việt Nam - CTCP
25. Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu

26. Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI
27. Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Vàng Việt Nam
28. Công ty TNHH một thành viên Kim Ngọc Phú
29. Công ty TNHH Mi Hồng
30. Công ty TNHH Vàng bạc Đá quý Ngọc Hải

31. Công ty TNHH Vàng bạc Đá quý Ngọc Thâm
32. Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận
33. Công ty TNHH Vàng bạc Phúc Thành
34. Công ty cổ phần Thương mại Vàng bạc Đá quý Phương Nam
35. Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc Đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương tín

36. Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc Đá quý Sài Gòn - SJC
37. Công ty cổ phần Đầu tư Vàng Phú Quý
38. Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc Đá quý Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

P.V (Tổng hợp)

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Sàn thương mại điện tử 1688 của Trung Quốc ra bản tiếng Việt và ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam Ảnh: Ngọc Linh
1688 ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam
TP - Chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện bản tiếng Việt, sàn thương mại điện tử bán buôn 1688 của Trung Quốc liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mại, tiếp thị nhằm vào người tiêu dùng Việt Nam với mức giá khá rẻ so với các sàn thương mại điện tử trong nước.