180.000 tỷ đồng hàng hóa phục vụ Tết Quý Tỵ

180.000 tỷ đồng hàng hóa phục vụ Tết Quý Tỵ
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết, năm nay, tiêu thụ hàng hóa Tết, nhất là hàng hóa thiết yếu, sẽ tăng 20% so với các tháng bình thường. So với Tết Nhâm Thìn năm ngoái, tiêu thụ hàng hóa có thể tăng 10 - 15%.

180.000 tỷ đồng hàng hóa phục vụ Tết Quý Tỵ

Thị trường hàng hóa Tết: Dự báo sức mua yếu
> Tăng trữ để giữ hàng Tết

Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết, năm nay, tiêu thụ hàng hóa Tết, nhất là hàng hóa thiết yếu, sẽ tăng 20% so với các tháng bình thường. So với Tết Nhâm Thìn năm ngoái, tiêu thụ hàng hóa có thể tăng 10 - 15%.

Mặc dù kinh tế chưa hết khó khăn song Bộ Công thương dự kiến, cầu tiêu dùng Tết năm nay vẫn sẽ tăng
Mặc dù kinh tế chưa hết khó khăn song Bộ Công thương dự kiến, cầu tiêu dùng Tết năm nay vẫn sẽ tăng.

Xuất hiện tại chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời ngày 16-12 của Đài truyền hình Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, những ý kiến than phiền về việc "cứ sắp sửa dịp Tết là lại xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa" đặt trong bối cảnh những năm gần đây là chưa chuẩn xác.

Theo đó, trong những năm gần đây, về cơ bản tình trạng này đã được khắc phục. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận một thực tế, do sự chuẩn bị chưa chu đáo nên xảy ra thiếu hàng hóa cục bộ tại một số địa phương như thành phố lớn, địa phương vùng sâu vùng xa.

Người đứng đầu ngành công thương cho hay, dự báo năm 2012 này, tiêu thụ hàng hóa Tết, nhất là hàng hóa thiết yếu, sẽ tăng 20% so với các tháng bình thường. So với Tết Nhâm Thìn năm ngoái, tiêu thụ hàng hóa có thể tăng 10 - 15%.

"Với sự gia tăng sản xuất của doanh nghiệp, chúng tôi có thể khẳng định rằng, Tết Nguyên Đán năm nay, về cơ bản có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu các mặt hàng thiết yếu".

Riêng mặt hàng thịt lợn, do đầu năm có khó khăn về chăn nuôi, vừa qua một số thông tin không chuẩn xác về chất tạo nạc, nên chăn nuôi lợn có sụt giảm. Do vậy, Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước có biện pháp khắc phục tình trạng đối với khả năng thiết hụt nguồn cung thịt lợn.

Về bình ổn cung - cầu và giá, từ giữa năm các địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp thương mại để có thể thu mua, dự trữ hàng hóa phục vụ Tết.

Hơn 25 tỉnh, thành phố đã dành kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp thu mua, sản xuất hàng hóa với tổng kinh phí hỗ trợ đến thời điểm này là 1.285 tỷ đồng và có thể tăng thêm trong những ngày tới.

Dự báo tổng lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường dịp Tết năm nay khoảng 180.000 tỷ đồng, Bộ trưởng cho hay.

Bộ Công thương không thể một mình đẩy lùi hàng lậu, hàng giả

Tết là thời điểm hoạt động mạnh nhất của hàng lậu, hàng cấm, hàng kém chất lượng. Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, trong năm nay, đã sớm triển khai thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn hàng lậu ngay từ đầu năm.

Các thành viên Chính phủ đã trực tiếp đi khảo sát, kiểm tra và có những buổi họp bàn về biện pháp nhằm đảm bảo cung hàng hóa, đồng thời từng bước ngăn chặn có hiệu quả các hành vi gian lận thương mại.

Gần đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trực tiếp dẫn đầu một đoàn công tác của các bộ ngành đi kiểm tra hoạt động buôn lậu gia cầm từ biên giới phía Bắc vào nội địa.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải họp với Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, NHNN và các ban ngành liên quan kiểm tra lại việc thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi, các cơ sở chế biến gia súc gia cầm xem có hiệu quả đến đâu và vướng mắc gì, để các hộ có thể tái đàn, nhất là đàn lợn, đảm bảo nguồn cung cho Tết.

Đáp lại câu hỏi "liệu chúng ta có thể đẩy lùi được tình trạng hàng lậu, hàng kém chất lượng trà trộn vào thị trường Tết?", Bộ trưởng Hoàng nói, bản thân Bộ Công thương không thể đảm nhiệm được một mình.

Thêm nữa, chức năng nhiệm vụ trong việc chống gian lận thương mại đã được Chính phủ quy định bằng các biện pháp cụ thể: thành lập Ban chỉ đạo chống gian lận thương mại (Ban chỉ đạo 127 Trung ương) gồm có đại diện của Bộ Công thương, bộ ban ngành liên quan. Ở địa phương cũng có các Ban chỉ đạo 127 địa phương, thường do phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố làm trưởng ban chỉ đạo.

Tại cửa khẩu có lực lượng Bộ đội biên phòng, Hải quan, tuyến sau có Lực lượng quản lý thị trường; vào nội địa có lực lượng của các địa phương. Do vậy, nếu phối hợp chặt chẽ hơn, tình hình gian lận thương mại sẽ được đẩy lùi - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhận định.

Theo Bích Diệp
Dân Trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG