Quản chặt dòng vốn FDI vào Việt Nam

Quản chặt dòng vốn FDI vào Việt Nam
TPO -Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sẽ được quản chặt theo cơ chế giám sát tổng mức vay trong nước và vay nước ngoài của các doanh nghiệp FDI trong tương quan với tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp.

Quản chặt dòng vốn FDI vào Việt Nam

> Giữ chỗ chờ thời

> 'Trảm' nhiều dự án FDI tỷ đô

TPO -Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sẽ được quản chặt theo cơ chế giám sát tổng mức vay trong nước và vay nước ngoài của các doanh nghiệp FDI trong tương quan với tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp.

Tới đây, dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ bị quản chặt. (Trong ảnh: Công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội)
Tới đây, dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ bị quản chặt. (Trong ảnh: Công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội). Ảnh: Phong Cầm
 

Trách nhiệm của các Bộ

Theo Quyết định số 1601 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý dòng vốn FDI vào Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến công tác giám sát dòng vốn bằng tiền của các doanh nghiệp FDI (bao gồm dòng vốn góp bằng tiền, dòng vốn vay trong và ngoài nước).

Chủ trì xây dựng cơ chế giám sát tổng mức vay trong nước và vay nước ngoài của các doanh nghiệp FDI trong tương quan với tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp. Chủ trì, nghiên cứu, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo thông qua các tổ chức tín dụng đảm bảo tổng hợp số liệu dòng vốn FDI nhanh, kịp thời, chính xác.

Bộ KH-ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, đánh giá, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, thống nhất cơ sở pháp lý về phân tổ nhà đầu tư nước ngoài, thủ tục đầu tư, quy trình cấp phép, chuyển nhượng dự án, quy định cơ cấu vốn góp (vốn hữu hình, vốn vô hình, vốn bằng tiền mặt, tỷ lệ vốn vay/vốn góp...) trong quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư để tổng hợp số liệu thống kê chi tiết dòng vốn FDI vào Việt Nam kịp thời, chính xác.

Đối với Bộ Tài chính, chỉ đạo Tổng cục Hải quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng hệ thống theo dõi số liệu về tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI, số liệu dòng vốn FDI vào Việt Nam dưới hình thức góp vốn bằng hàng hóa, máy móc thiết bị. Triển khai các giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp FDI đối với các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước.

Kiểm tra đột xuất dòng vốn FDI

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), mục tiêu của Đề án là cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy và nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 theo hướng khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo quy hoạch và đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô khác.

Mục tiêu chính là tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về quản lý dòng vốn FDI nhằm tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong hoạt động giám sát FDI.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý dòng vốn FDI vào Việt Nam. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát các luồng vốn vào - ra, xây dựng cơ sở dữ liệu về dòng vốn FDI kịp thời, chính xác đáp ứng yêu cầu của công tác phân tích, dự báo và hoạch định chính sách, điều hành thị trường ngoại hối, ổn định cán cân thanh toán và tăng dự trữ ngoại hối một cách hợp lý.

Nghiên cứu đặc điểm, tính chất các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (bao gồm dòng vốn góp, dòng vốn vay trong và ngoài nước...) và dòng vốn chuyển ra nước ngoài của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu chung là dòng vốn FDI.

Ngoài ra, sẽ thống nhất khái niệm về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp trong các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, phân biệt rõ khái niệm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp để phân tổ, quản lý các dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam, trên cơ sở đó bổ sung, làm rõ và thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật để tạo khung pháp lý hoàn thiện cho nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư vào thị trường Việt Nam. Đồng thời bổ sung, sửa đổi các quy định về quy trình thủ tục đầu tư, chuyển tiền ra vào liên quan đến dòng vốn FDI.

Bổ sung, chỉnh sửa các quy định về vay, trả nợ của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng thống nhất cơ chế, chính sách quản lý vay, trả nợ trong và ngoài nước của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm đảm bảo mục tiêu quản lý nợ nước ngoài thận trọng, đảm bảo quy trình tỷ lệ nợ an toàn, hiệu quả và nợ trong và ngoài nước của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nằm trong phạm vi tổng vốn đầu tư của dự án đã được phê duyệt tại giấy chứng nhận đầu tư.

Cũng theo quyết định của Thủ tướng, có một mục tiêu quan trọng nữa là sẽ kiện toàn cơ sở pháp lý về công tác thanh, kiểm tra và giám sát trong phạm vi liên quan đến công tác quản lý dòng vốn FDI như ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài...

Trong đó, công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát dòng vốn FDI cần tập trung thực hiện thông qua kiểm tra định kỳ và đột xuất về hoạt động chuyển tiền góp vốn, chuyển lợi nhuận, chuyển tiền thanh toán liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Phong Cầm

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng, hiện cấp trên phải “ôm” và làm thay việc cho cấp dưới quá nhiều, dẫn đến thừa cấp dưới mà thiếu cấp trên. Do đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cách tốt nhất để giảm sự vụ cho cấp trên, để cấp trên lo việc lớn, còn cấp dưới chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, tránh phải ngồi chờ xin ý kiến, khiến cơ hội trôi đi.