Thịt siêu nạc thực chất là thịt nạc giả

Thịt siêu nạc thực chất là thịt nạc giả
TP - Phần thịt siêu nạc thực chất là thịt giả nạc gây tác hại lâu dài cho người, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận như gan, não, nhất là với trẻ em và phụ nữ, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm - ĐH Bách khoa Hà Nội.

>Nhiều nơi dùng chất độc tạo nạc
>Xem xét xử lý 2 cửa hàng bán thuốc “lợn siêu nạc”

Các chất tạo nạc cho lợn thường có nguồn gốc từ nhóm B-agonist là Salbutamol, Chlebutarol. Đây là nhóm chất độc hại đã bị Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấm sử dụng nhiều năm nay. Các chất này tồn dư trong thịt lợn.

Dùng hóa chất này sẽ giúp trữ nước trong cơ thể heo làm cho heo tăng trọng nhanh lại hạn chế được nguồn thức ăn khác nên tiết kiệm chi phí. Mặc khác heo siêu nạc có giá cao trên thị trường.

Phần thịt siêu nạc thực chất là thịt giả nạc. Khi chất tạo nạc đi vào cơ thể lợn sẽ làm máu ở phần thịt nạc dồn lên phía mỡ bên trên khiến phần mỡ này chuyển dần sang màu đỏ giống như thịt nạc. Người chăn nuôi thường pha chất này với thức ăn cho lợn trong khoảng một đến hai tháng, ít hơn thì có thể nửa tháng, tùy tỷ lệ. Tuy nhiên ngay sau khi sử dụng loại hóa chất này thì muộn nhất là khoảng nửa tháng, người chăn nuôi bằng mọi cách sẽ phải bán lợn vì nếu không lợn sẽ bị thoái hóa, có thể chết.

Thịt lợn sử dụng chất tạo nạc có lớp mỡ mỏng (dưới 1 cm), da căng, mỏng, màu đỏ đậm như màu thịt bò. Đặc biệt xem chỗ liên kết giữa phần mỡ và phần nạc, nếu thấy tách rời thì đó có khả năng là thịt sử dụng chất tạo nạc, theo TS Thịnh.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sắp có 100.000 ha lúa chất lượng cao ở Kiên Giang
Sắp có 100.000 ha lúa chất lượng cao ở Kiên Giang
TPO - Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu, đến năm 2025 triển khai Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt 100.000 ha, tăng lên gấp đôi đạt 200.000ha vào năm 2030.