Tập trung đưa y tá sang Nhật

Tập trung đào tạo y tá để đưa sang Nhật Bản Ảnh: Phong Cầm
Tập trung đào tạo y tá để đưa sang Nhật Bản Ảnh: Phong Cầm
TP - Mục tiêu trong năm 2012 là đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tiền Phong phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) xung quanh vấn đề này.

> Năm 2012: Thêm cơ hội sang Hàn Quốc làm việc

Tập trung đào tạo y tá để đưa sang Nhật Bản Ảnh: Phong Cầm
Tập trung đào tạo y tá để đưa sang Nhật Bản.  Ảnh: Phong Cầm.

Ông Quỳnh cho biết, năm 2011 là năm khó khăn với ngành xuất khẩu lao động (XKLĐ). Bất ổn chính trị tại Libya khiến Việt Nam phải đưa hơn 10.000 lao động về nước trước thời hạn. Dù vậy, Việt Nam vẫn đưa được hơn 88.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Các thị trường chính như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia đều tăng về số lượng.

Sớm đưa y tá sang Nhật

Theo ông giải pháp nào để đạt được mục tiêu XKLĐ khi năm 2012 được dự báo khủng hoảng việc làm sẽ tiếp diễn?

Bên cạnh các khó khăn thì hoạt động XKLĐ cũng có nhiều thuận lợi. Kinh tế của các thị trường truyền thống tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia tiếp tục tăng trưởng, có nhu cầu lớn tiếp nhận lao động Việt Nam.

Trong tháng 3 tới, Việt Nam sẽ ký kết với Nhật Bản để đưa y tá sang làm việc. Do đó, nhiệm vụ quan trọng của ta từ bây giờ là phải tập trung đào tạo để sớm đưa y tá sang Nhật làm việc.

Đây là cơ hội lớn cho hàng ngàn lao động Việt Nam, vì nhu cầu tiếp nhận y tá của Nhật Bản rất cao. Có thể nói, đây là ngành cho thu nhập cao và hình ảnh lao động của ta được coi trọng.

Nhưng để sang Nhật làm y tá, lao động phải đáp ứng nhiều điều kiện khá cao?

Đúng vậy, và nếu đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động Nhật Bản, sẽ tạo ra một bước đệm để nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam. Từ đó hướng tới các thị trường phát triển khác. Đây cũng là phương châm trong thời gian tới là sẽ chú trọng vào chất lượng thay vì số lượng.

Lao động Việt Nam liệu có cơ hội quay trở lại Libya làm việc trong năm 2012 không, thưa ông?

Hiện, các nhà thầu nước ngoài có công trình xây dựng tại Libya đã phát tín hiệu với các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng nguồn lao động để cung cấp khi Libya ổn định trở lại.

Nếu Libya ổn định trở lại và các nhà thầu nước ngoài quay trở lại Libya để thực hiện các công trình thì cơ hội sẽ rất lớn đối với lao động Việt Nam. Libya là thị trường phù hợp với đông đảo lao động Việt Nam. Thu nhập ổn định và thực tế hơn 10.000 lao động về từ Libya vẫn có nhu cầu quay trở lại nước này làm việc.

Củng cố thị trường truyền thống

Hiện, chúng ta vẫn chủ yếu đưa lao động sang các thị trường truyền thống, trong khi các thị trường chất lượng cao số lượng đưa đi rất ít?

Đúng là các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia vẫn là các thị trường truyền thống của XKLĐ Việt Nam. Tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại bốn thị trường này hơn 200.000 người, chiếm 40% tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới...?

Do đó, nhiệm vụ quan trọng trong năm 2012 là phải tiếp tục củng cố thị trường truyền thống, đặc biệt là Hàn Quốc và Đài Loan và mở các thị trường chất lượng cao.

Làm thế nào để củng cố thị trường truyền thống và mở các thị trường chất lượng cao?

Phải tập trung nâng cao chất lượng nguồn lao động. Thực hiện các giải pháp để khai thác tối đa nhu cầu lao động tại các thị trường truyền thống. Đặc biệt, đẩy mạnh khai thác nhu cầu lao động trong các lĩnh vực và các nghề đòi hỏi trình độ cao, các nghề trong lĩnh vực dịch vụ.

Ngoài việc tập trung khai thác các thị trường truyền thống đang nhận nhiều lao động Việt Nam như các nước Trung Đông, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, sẽ xây dựng kế hoạch để mở các thị trường mới như Australia, New Zealand, Canada cũng như một số thị trường châu Âu như Phần Lan, Thụy Điển.

Cảm ơn ông.

Phong Cầm thực hiện

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Các nhà hoạt động biểu tình tại hội nghị khí hậu COP29 ở Azerbaijan ngày 23/11. (Ảnh: AP)
Nhiều nước bất bình với quỹ khí hậu 300 tỷ USD
TPO - Hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc vừa thông qua một thỏa thuận cung cấp ít nhất 300 tỷ USD hằng năm cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của nhân loại và giúp các quốc gia đang phát triển đối phó với sự tàn phá của thiên tai do nhiệt độ toàn cầu nóng lên.