Khởi động 'cuộc chiến' giành lại thương hiệu cà phê

“Cuộc chiến” giành lại nhãn hiệu Cà Phê Buôn Ma Thuột mới chỉ bắt đầu
“Cuộc chiến” giành lại nhãn hiệu Cà Phê Buôn Ma Thuột mới chỉ bắt đầu
TP - Văn phòng luật sư Phạm và Liên danh là đơn vị được chọn sẽ đại diện cho chủ đơn – Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đứng ra khiếu kiện, với lộ trình dự kiến kéo dài từ 1,5 đến 3 năm

> 600 triệu đồng đòi lại thương hiệu

Ngày 3-11, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo Bảo vệ thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, đối thoại giữa địa phương, các doanh nghiệp và đại diện Công ty luật để đưa ra giải pháp hủy bỏ nhãn hiệu bị xâm hại tại Trung Quốc.

“Cuộc chiến” giành lại nhãn hiệu Cà Phê Buôn Ma Thuột mới chỉ bắt đầu
“Cuộc chiến” giành lại nhãn hiệu Cà Phê Buôn Ma Thuột mới chỉ bắt đầu.

Theo đó, Văn phòng luật sư Phạm và Liên danh là đơn vị được chọn sẽ đại diện cho chủ đơn – Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đứng ra khiếu kiện, với lộ trình dự kiến kéo dài từ 1,5 đến 3 năm.

Tại hội thảo, nhiều khía cạnh và nguyên nhân dẫn đến việc thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng ký độc quyền nhãn hiệu tại Trung Quốc đã được “mổ xẻ”, phân tích. Đặc biệt là hiện tượng đăng ký “nhầm” thường xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có “nhầm chủ ý” và “nhầm không chủ ý”.

Ông Trần Hữu Nam, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho rằng: “Việc đăng ký “nhầm” thành công các nhãn hiệu có chứa chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột của Công ty TNHH Cà phê Buôn Ma Thuột Quảng Châu tại Trung Quốc không những đã ảnh hưởng xấu đến các khía cạnh văn hóa, lịch sử, kinh tế, uy tín và hình ảnh sản phẩm của Việt Nam… mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các nhà sản xuất và kinh doanh”.

Theo ông Nam, để tránh tình trạng bị đăng ký “nhầm” xảy ra tương tự, cần phải đăng ký bảo hộ sớm ở các nước tiềm năng. Cục Sở hữu trí tuệ sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cũng như phối hợp chặt chẽ với Sở KH&CN Đắk Lắk và Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột để triển khai việc một cách hiệu quả nhất.

Phát biểu tại Hội thảo, Luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn - Trưởng văn phòng luật Phạm và Liên danh cho biết: “Chúng ta nên tập trung công sức, thời gian và chi phí để thành công ngay bước đầu và khả năng thắng kiện rất cao.

Cụ thể, cung cấp đầy đủ tài liệu, xuất xứ về chỉ dẫn địa lý, tên gọi cà phê Buôn Ma Thuột từ năm 2005 gửi Tổng cục Quản lý hành chính công thương và thường xuyên trao đổi với văn phòng luật Trung Quốc để khiếu nại, yêu cầu hủy đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột tại nước này. Đặc biệt, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ để thủ tục diễn ra được nhanh hơn”.

Ông Toàn cho rằng, phải chứng minh được việc đăng ký bảo hộ của công ty Guang Zhou Buon Ma Thuot coffee Co.Ltd tại Quảng Châu không trung thực và cố ý chiếm đoạt. Thứ nhất, do có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam nên họ đã “đánh cắp” nhãn hiệu.

Thứ hai, công ty này không có cơ sở đăng ký chỉ dẫn địa lý vì Buôn Ma Thuột là tên địa danh ở Việt Nam, còn tên phiên âm tiếng Trung Quốc rời rạc và vô nghĩa. Căn cứ thứ ba là dựa vào pháp luật để yêu cầu hủy đăng ký bảo hộ.

Ông Toàn cho biết thêm: “Để thực hiện các bước hủy 2 nhãn hiệu đăng ký tại Trung Quốc cần khoảng 7.500 USD. Nếu khiếu nại thất bại, việc kiện ra tòa sẽ khó khăn hơn, vụ việc có thể kéo dài 2 – 3 năm và dự tính kinh phí tăng lên khoảng 30.000 USD”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Ngày mai, họp báo công bố Giải thưởng 'Bền Đam Mê'
Ngày mai, họp báo công bố Giải thưởng 'Bền Đam Mê'
TPO - Chiều mai (17/1), tại trụ sở báo Tiền Phong, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam (T.Ư Đoàn) sẽ tổ chức họp báo công bố Giải thưởng “Bền Đam Mê” – tôn vinh những nỗ lực vượt qua khó khăn và sự bền bỉ trong hành trình theo đuổi đam mê của thế hệ trẻ Việt Nam.