Ngành mía đường: Đối mặt nhiều thách thức

Ngành mía đường: Đối mặt nhiều thách thức
Đánh giá tại Hội nghị tổng kết diễn ra tại TP.HCM mới đây, Bộ NN&PTNT cho rằng, niên vụ 2010 - 2011, ngành mía đường đạt được thắng lợi trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, điều đó chưa đáng mừng, bởi theo ý kiến của các chuyên gia, ngành mía đường Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với nhiều vấn đề.

Ngành mía đường: Đối mặt nhiều thách thức

Đánh giá tại Hội nghị tổng kết diễn ra tại TP.HCM mới đây, Bộ NN&PTNT cho rằng, niên vụ 2010 - 2011, ngành mía đường đạt được thắng lợi trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, điều đó chưa đáng mừng, bởi theo ý kiến của các chuyên gia, ngành mía đường Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với nhiều vấn đề.

Ngành mía đường: Đối mặt nhiều thách thức ảnh 1
 Ảnh: minh họa - Internet

Người trồng mía và công ty đều có lãi

Báo cáo của Bộ NN&PNNT cho thấy, niên vụ mía đường năm 2010 - 2011 đã kết thúc thắng lợi trên nhiều phương diện, đó là: Diện tích trồng mía đạt 271.000ha, tăng 6.300ha so với vụ trước; năng suất bình quân đạt 60,5 tấn/ha (vụ trước 51,7 tấn/ha); chữ đường bình quân đạt 9,8 CCS. Sản lượng mía ép công nghiệp 12,5 triệu tấn, tăng 30,2% so với vụ trước; sản xuất ra được 1,15 triệu tấn đường, tăng 29% so với vụ trước. Tỷ lệ công suất của các nhà máy tính chung cả nước đạt 74,8% (vụ trước 61,8%).

Việc điều hành xuất nhập khẩu đường có sự kết hợp tốt giữa Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT nên giá đường duy trì khá ổn định, bình quân hàng tháng cả nước tiêu thụ 98.000 tấn đường/tháng, với giá bán dao động từ 16.500đ/kg - 19.500đ/kg đường loại 1 tại kho và giá mua mía cho nông dân từ 850.000đ/tấn - 1.200.000đ/tấn mía cây 10 CCS, đảm bảo được quyền lợi của người trồng mía cũng như sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà máy đường.

Theo Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Bùi Bá Bổng, niên vụ mía đường 2010 - 2011 đã có chuyển biến theo chiều hướng tích cực: năng suất mía tăng vọt, giá mía tương đối, người trồng mía phấn khởi, các công ty, nhà máy đều có lãi.

Vấn nạn đường nhập lậu

Tuy vậy, cũng không thể phủ nhận rằng, ngành mía đường hiện nay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Trước hết, sự phát triển của ngành đường đến nay vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra theo Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch, phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Bởi theo các mục tiêu này, đến năm 2010, ngành mía đường phải đạt diện tích mía 300.000ha, năng suất bình quân 65 tấn/ha, chữ đường bình quân 11 CCS, sản lượng mía 19,5 triệu tấn, tổng công suất nhà máy đường 105.000 tấn mía/ngày, sản lượng đường đạt 1,4 triệu tấn.

Như vậy, tính đến thời điểm này, ngoài công suất các nhà máy là vượt chỉ tiêu, còn lại tất cả các chỉ tiêu đều không đạt được. Đặc biệt là chất lượng mía và năng suất đường trên 1ha quá thấp so với khu vực xung quanh và so với thế giới. Đây là nguyên nhân căn bản làm hạn chế năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam.

Ngoài ra, theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, ngành đường đang phải đối mặt với vấn nạn đường nhập lậu. Hiện tại lượng đường nhập lậu từ Thái Lan, thông qua Campuchia vào Việt Nam tại biên giới Tây Nam trung bình mỗi ngày lên tới hàng trăm tấn. Trong khi đó, chưa kể lượng đường tồn trong lưu thông tại kho của các nhà máy chế biến đến nay đã là 347.700 tấn. Ngoài ra, ngành đường Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều tồn tại rất khó khắc phục như: nhiều nhà máy không có vùng nguyên liệu ổn định, dẫn đến tình trạng tranh mua và chấp nhận mua mía xô, bất kể tạp chất và chữ đường thấp. Giá thu mua mía cao, nhưng chất lượng mía đưa vào nhà máy rất kém...

Để nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng cho rằng, trong thời gian tới, cần ban hành quy chuẩn về mía cây nguyên liệu, ban hành quy trình VietGAP mía, chuẩn bị xây dựng văn bản mới thay thế Quyết định 26/2007/QĐ - TTg vì đã hết hạn. Văn bản mới phải đáp ứng được các nhu cầu đang đặt ra đối với ngành sản xuất mía đường nói riêng và liên quan đến các ngành khác nói chung.

Theo Yến Ngọc
Kinh tế & Đô thị

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG