Đưa khoa học vào sản xuất HTX

Đưa khoa học vào sản xuất HTX
Hợp tác xã Dịch vụ-Nông nghiệp -Thanh niên Kinh 9 ở xã Bình Giang (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) từ một Câu lạc bộ khuyến nông tập hợp thanh niên trong ấp, mượn đất nhà chùa trồng lúa, nay có 110 ha đất và nhiều tài sản khác.

Chương trình Xúc tiến thương mại thị trường trong nước

 Đưa khoa học vào sản xuất HTX

Hợp tác xã Dịch vụ-Nông nghiệp -Thanh niên Kinh 9 ở xã Bình Giang (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) từ một Câu lạc bộ khuyến nông tập hợp thanh niên trong ấp, mượn đất nhà chùa trồng lúa, nay có 110 ha đất và nhiều tài sản khác.

Năm 2003, Hội nông dân xã Bình Giang về ấp Kinh 9 vận động thành lập câu lạc bộ khuyến nông để đưa khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Có bảy thanh niên xung phong, mượn 4 ha đất của nhà chùa để trồng lúa.

Trên ruộng mượn, khoa học kỹ thuật mới được áp dụng, năng suất lúa từ 5 tấn/ha tăng lên 6,5 tấn/ha vụ đông xuân. Vụ hè thu cho thanh niên nghèo tự sản xuất. Đám ruộng trở thành nơi tập hợp thanh niên trong ấp Kinh 9, vài năm sau, Câu lạc bộ tăng lên 29 người. Các hoạt động dịch vụ nông nghiệp, giúp nhau làm kinh tế, văn nghệ thể thao, từ thiện… diễn ra sôi nổi. Bây giờ, bằng khen, giấy khen treo đầy một góc phòng. Cấp tỉnh tặng thưởng “phong trào thi đua sản xuất giỏi”, “dân vận khéo”, T.Ư Đoàn tặng vì “Đạt thành tích xuất sắc trong phong trào Thanh niên tham gia phát triển kinh tế”.

Chủ nhiệm Cao Văn Chiêu (trái) cùng cán bộ đoàn huyện Hòn Đất
Chủ nhiệm Cao Văn Chiêu (trái) cùng cán bộ đoàn huyện Hòn Đất. Ảnh: Hồng Lĩnh

Chủ nhiệm Cao Văn Chiêu kể: “Đến cuối năm 2008, chúng tôi tích lũy được 111 triệu đồng, mua một héc-ta đất làm quỹ. Thời điểm đó cán bộ tỉnh đoàn Kiên Giang về thăm, nhận xét chúng tôi làm được nhiều việc mang dáng dấp của một HTX và hỏi, tại sao không thành lập HTX? Nói thật, tôi chẳng hiểu HTX là gì, vì mới học hết lớp năm. Trong Câu lạc bộ, người học cao nhất cũng chỉ mới lớp sáu. Sau chuyến công tác đó, Tỉnh đoàn với cán bộ của Liên minh HTX tỉnh về tập huấn cho chúng tôi cách thức hoạt động, quản lý một HTX. Đầu năm 2009 HTX Dịch vụ - Nông nghiệp - Thanh niên Kinh 9 ra đời với số vốn điều lệ một tỷ đồng, do 22 thành viên góp”.

Hoạt động từ đó được mở rộng. HTX mạnh dạn vay vốn mua 2 máy gặt đập liên hợp, mở một xưởng sửa chữa cơ khí, phân phối vật tư nông nghiệp, xây dựng 4 lò sấy lúa. Phó chủ nhiệm Đặng Thanh Tuyền, sinh năm 1984, trực tiếp phụ trách xưởng sửa chữa cơ khí, cho biết: “Chúng tôi sửa chữa, mua bán tất cả các loại máy móc, nông cụ mà người dân ở đây có nhu cầu. Do giá cả phải chăng, uy tín nên khá đông khách hàng. Mỗi tháng trừ chi phí còn lời được trên 15 triệu đồng. Xưởng còn đào tạo nghề miễn phí cho thanh niên địa phương”.

Đến cuối năm 2010, HTX đã đầu tư 2,3 tỷ đồng, mang về trên 836 triệu đồng lợi nhuận. Đặc biệt, hùn 5,4 tỷ đồng mua được 110 ha đất nông nghiệp, hiện giá trị đất tăng gần gấp đôi sau khi HTX bỏ vốn làm đê bao, thủy lợi dẫn nước ngọt vào ruộng. HTX đang tính tính cùng Cty Mía đường Tây Nam (Cà Mau) trồng mía và bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh, làm lúa xác nhận, mua thêm máy gặt đập liên hợp.

HTX Dịch vụ-Nông nghiệp -Thanh niên Kinh 9 đã trở thành một pháp nhân đầu tư sản xuất và bao tiêu nông sản năng động, giúp cho nhiều gia đình ở địa phương làm ăn đạt hiệu quả kinh tế cao, thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Hai anh em ruột Nguyễn Văn Nhanh và Nguyễn Văn Lẹ rất nghèo, vào HTX với số vốn góp chỉ 500.000 đồng nhưng phải đóng đến lần thứ ba mới xong. Nay họ sở hữu 3 ha đất. Có được vậy là do chủ trương của Ban chủ nhiệm HTX, thu hút thanh niên làm việc, thoát nghèo, vươn lên có cổ phần bằng đất, bằng tiền trong HTX. Đất của HTX là đất cổ đông góp vốn mua chung, nhưng được tách sổ đỏ cho từng cá nhân theo tỷ lệ góp vốn và hưởng lợi nhuận. Để giảm khoảng cách giàu nghèo, Chủ nhiệm Cao Văn Chiêu còn bảo lãnh mượn sổ đỏ của những xã viên khá, cho thanh niên nghèo thế chấp ngân hàng để có cổ phần góp vào HTX. Người nghèo nhất trong HTX hiện cũng đã có một ha đất nông nghiệp.

Chủ nhiệm Cao Văn Chiêu tâm sự: “Cái khó hiện nay của chúng tôi là vốn hoạt động, phải đi vay ngân hàng thương mại với lãi suất quá cao, lại không vay được nhiều, thêm ngắn hạn nên rất khó xoay xở. Nghe nói HTX nông nghiệp có được ưu đãi vốn vay nhưng chúng tôi chưa bao giờ được hưởng”.

Hồng Lĩnh

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG