Giúp nhau làm giàu

Anh Nguyễn Đắc Vinh (thứ 4 từ phải sang) thăm mô hình thanh niên phát triển kinh tế tại Hòa Bình. Ảnh: Phương Hiếu
Anh Nguyễn Đắc Vinh (thứ 4 từ phải sang) thăm mô hình thanh niên phát triển kinh tế tại Hòa Bình. Ảnh: Phương Hiếu
TP - Tại vùng nông thôn, nhiều thanh niên thành lập câu lạc bộ (CLB) giúp nhau làm giàu gây quỹ hàng chục triệu đồng.

> Sức trẻ từ thành thị tới nông thôn

Anh Nguyễn Đắc Vinh (thứ 4 từ phải sang) thăm mô hình thanh niên phát triển kinh tế tại Hòa Bình. Ảnh: Phương Hiếu
Anh Nguyễn Đắc Vinh (thứ 4 từ phải sang) thăm mô hình
thanh niên phát triển kinh tế tại Hòa Bình. Ảnh: Phương Hiếu.
 

Từng là Bí thư Chi đoàn 1 của xã Hòa Sơn, anh Trịnh Xuân Chiến, hiện là Phó Chủ nhiệm CLB giúp nhau phát triển kinh tế (xã Hòa Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình) cho biết, cán bộ Đoàn phải là đầu tầu phát triển kinh tế, qua đó giúp nhau làm giàu thì mới thu hút thanh niên đến với Đoàn.

Anh Chiến thành lập CLB và vận động những thanh niên có trang trại, kinh doanh ngành nghề khác nhau trong xã tham gia. Ngoài công tác Đoàn, anh Chiến mở cửa hàng kinh doanh xe máy, ô tô. Chị Hồng, vợ anh sở hữu xưởng may và nhận dạy nghề cho thanh niên trong xã.

Số hội viên CLB tăng theo từng năm, từ 19 nay có 33 thành viên với số vốn hàng chục tỷ đồng. CLB đảm nhận hầu hết các công trình, phần việc lớn trong xã. Vì thế, ngoài việc kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình, các thành viên cùng nhau lao động gây quỹ, tham quan các mô hình làm kinh tế giỏi, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm...

Anh Vũ Viết Tuấn, chủ doanh nghiệp đồ gỗ, thành viên CLB cho hay, không chỉ giúp nhau làm giàu, các thành viên CLB đoàn kết, gắn bó từ những việc lớn nhỏ như cưới hỏi, xây nhà dựng cửa... CLB luôn có tiền quỹ hơn 30 triệu đồng dành cho hoạt động xã hội.

Ông Nguyễn Văn Thành, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Sơn cho biết, xã chủ yếu người dân tộc Mường sinh sống nên việc tiếp cận thông tin, làm chủ khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế chủ yếu trông vào thanh niên.

Sức trẻ ở quê nghèo

Tại xã Đông Phương (Đông Hưng, Thái Bình), Đoàn xã kết hợp với Cty cổ phần Giống cây trồng T.Ư (chi nhánh tại huyện Đông Hưng) quản lý mô hình sản xuất lúa giống.

Anh Nguyễn Thế Xuân, Bí thư Đoàn xã Đông Phương cho biết, có 30 hộ gia đình thanh niên tham gia đội sản xuất lúa giống được kỹ sư hướng dẫn quy trình với mức giá luôn cao gấp 1,5 so với giá thị trường, thu hút nhiều hộ thanh niên gắn bó hơn, tích cực tham gia các hoạt động Đoàn.

Đoàn xã Đông Phương vận động thanh niên đảm nhận tu sửa, mở rộng tuyến đường chính của xã dài hơn 1 km. "Nhiều hộ gia đình thanh niên tự nguyện hiến đất mở đường, vận động quyên góp từ 10 - 20 triệu đồng để làm đường”, anh Nguyễn Thế Xuân nói.

Mới đây, tại buổi làm việc với Đoàn công tác T.Ư Đoàn ông Phạm Xuân Cảnh, Chủ tịch xã Đông Phương cho biết, xã được chọn là mô hình điểm trong phát triển nông thôn mới nhờ biết phát huy nội lực, đặc biệt là sức trẻ.

Ông Cảnh nói: “Công việc chủ yếu của xã như xây dựng đường, các công trình cơ sở hạ tầng đều có sự tham gia tích cực của tổ chức Đoàn. Có 7/12 công chức xã là nguồn từ cán bộ Đoàn”.

Làm việc tại Phú Thọ, Hòa Bình, Thái Bình, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh cho rằng Đoàn các cấp cần đầu tư, khuyến khích mô hình thanh niên phát triển kinh tế, cán bộ Đoàn chủ động tìm kiếm thông tin hỗ trợ thanh niên làm giàu.

Việc đưa nội dung phát triển kinh tế, đem lại việc làm, thu nhập cho thanh niên vào sinh hoạt Đoàn là cách Đoàn thanh niên xây dựng nông thôn mới hiệu quả, thu hút bạn trẻ đến với Đoàn.

 
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG