Rủ nhau đi hội thảo cuối tuần

Một cuộc hội thảo tại TPHCM sáng 8-9 Ảnh: Q.M
Một cuộc hội thảo tại TPHCM sáng 8-9 Ảnh: Q.M
TP - Vào dịp cuối tuần, thay cho la cà hàng quán, tham gia những trò chơi vô bổ, giới trẻ TP HCM thường tìm đến các hội thảo về công tác tình nguyện, kỹ năng sống và khởi nghiệp...

> Hội thảo khoa học về Tổng Bí Thư Lê Hồng Phong

Chỉ hai ngày cuối tuần tại TP HCM đã có cả chục cuộc hội thảo, giao lưu, offline... thuộc nhiều lĩnh vực để bạn trẻ thỏa sức lựa chọn.

Ngày 8-9, hội thảo Chia sẻ và kết nối do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng LIN và mạng xã hội SốngXanh.vn phối hợp tổ chức nhận được sự hưởng ứng và tham gia của hơn 20 CLB, đội nhóm hoạt động tình nguyện vì cộng đồng ở TP HCM.

Tại hội thảo, các CLB, đội nhóm giới thiệu về bản thân, chương trình hoạt động, chia sẻ kinh nghiệm giải quyết khó khăn thường gặp như làm truyền thông, kêu gọi tài trợ, tuyển tình nguyện viên…

Tại hội thảo, nhiều bạn trẻ tích cực nêu ý kiến rằng hoạt động tình nguyện ở TP HCM cần tăng cường kết nối để hỗ trợ lẫn nhau.

“Hoạt động nhỏ lẻ khiến quy mô của chương trình và sức lan tỏa đối với xã hội không lớn. Nếu các nhóm liên kết với nhau trong cùng một chiến dịch, hiệu quả của công tác tình nguyện sẽ được nâng cao”, Nguyễn Phương Anh, SV trường ĐH KHXH&NV chia sẻ.

Cũng vào cuối tuần, chương trình Câu chuyện doanh nhân khởi nghiệp do Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC) tổ chức với chủ đề Giải bài toán marketing cho doanh nghiệp nhỏ dễ hay khó? thu hút gần 200 bạn trẻ đang ấp ủ kế hoạch khởi nghiệp tham gia.

Tại đây, các doanh nhân cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các bạn trẻ xoay quanh việc có nên cắt giảm chi phí marketing trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay; tiền hay ý tưởng là yếu tố quyết định thành công của hoạt động marketing; bí quyết marketing nào hiệu quả cho doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi đầu…?

Hầu hết bạn trẻ chia sẻ chương trình thực sự bổ ích và nếu có thu phí cũng sẵn sàng bỏ tiền tham dự nếu có thêm những sự kiện tương tự.

Nhiều bạn trẻ gặp khó khăn trong việc tạo hình ảnh khi còn là SV đã tìm đến chương trình Cà phê 360 do Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên TP HCM tổ chức để được lắng nghe, trao đổi các phương pháp, kinh nghiệm trong việc xây dựng hình ảnh bản thân.

Minh Tín, SV ĐH Y Dược TP HCM chia sẻ: “Xây dựng hình ảnh bản thân nên bắt đầu từ những việc nhỏ đối với thầy cô, bạn bè như giúp lau bảng, lắp máy chiếu, đi xin phấn… Để đánh giá thương hiệu bản thân, chúng ta hãy dò hỏi mọi người, để có cái nhìn đúng hơn về mình, từ đó có thay đổi tích cực hơn trong học tập và cuộc sống”.

Câu chuyện ứng xử trên mạng xã hội cũng được SV bàn luận sôi nổi. Nhiều bạn cho rằng mạng xã hội kết nối rất rộng nên hình ảnh bản thân phải được chú trọng đầu tư.

“Có khi chỉ vì một comment lúc không kiềm chế mà nhiều bạn đã phải trả giá, mất hình ảnh trong mắt thầy cô bạn bè”, Thu Hiền, SV trường ĐH Sư phạm TP HCM chia sẻ.

Hoàng Linh, SV ĐH KHXH&NV, sau nhiều năm tham gia hội thảo rèn kỹ năng mềm đã có mối liên hệ quen thuộc đối với các đơn vị tổ chức sự kiện.

Từ đó, bạn lập một trang web chuyên cung cấp các địa chỉ, thời gian diễn ra các buổi hội thảo thiết thực, hữu ích để bạn bè cùng tham gia. Những sự chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau của các bạn đã tạo nên một phong trào sống tích cực trong cộng đồng mạng cũng như trong bộ phận giới trẻ TP HCM.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.