> Mùa hở
> Khoe “hàng” trên giảng đường
Ca sĩ Minh Hằng người từng bị chỉ trích vì sự cố quần ren năm 2011. |
Đó là câu hỏi được đặt ra trong bài thi hùng biện của thí sinh Nguyễn Thị Ngọc Anh (Đại học Luật Hà Nội) tại Bán kết cuộc thi Hùng biện – Socrates 2012, do Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
Trong vòng bán kết của cuộc thi hùng biện Socrates, 20 thí sinh đến từ các trường đại học, Học viện trên địa bàn Hà Nội đã có cơ hội được thi tài.
Trong thời gian suy nghĩ 45 giây và trình bày 3 phút, các thí sinh đã thể hiện quan điểm, lý lẻ bản thân trước các vấn đề "nóng" hiện nay. Đó là bệnh thành tích trong giáo dục, mối quan hệ thày trò, vệ sinh an toàn thực phẩm, sự quá tải của bệnh viện, bệnh vô cảm, văn hóa trong thế giới showbiz...
Là một trong số những thí sinh thi tài cuối trong đêm Bán kết, Ngọc Anh tiếp tục gây ấn tượng với phong cách tự tin và giọng điệu biểu cảm. Nếu tại vòng thi trước, nữ sinh trường Luật Hà Nội này chọn được vấn đề nhạy cảm “Kết hôn đồng giới” thì bán kết là chủ đề “Nghệ sĩ với lối sống và văn hóa ứng xử”.
Khác với những thí sinh khác có phần “xuôi chiều” khi chọn cách dẫn giải vấn đề ở khía cạnh tích cực rồi mới đến tiêu cực, Ngọc Anh ngược lại.
Cô nữ sinh trường Luật này đã mở đầu bài hùng biện bằng hạn chế của thế giới showbiz Việt với những scandan. “Có lẽ chúng ta không còn lạ gì với những bài báo ngày hôm nay ca sĩ này hiếp dâm fan, ngày mai nghệ sĩ kia ăn mặc lố lăng.”
Tiếp đó là những luận giải cho luận điểm này. Đó là những scandan được tạo ra để đánh bóng tên tuổi như vụ siêu mẫu đình đám Hà Anh với Ban tổ chức Vietnam Next top model. Những cách ứng xử chưa đẹp như trang phục Minh Hằng trong Đêm Mĩ nhân mà khán giả là những bà mẹ Việt Nam anh hùng, là những cháu bé mồ côi, là cả những vị lãnh đạo của Tỉnh Quảng Bình…
Bài hùng biện nữ sinh này càng có sức nặng, tạo thêm độ nhức nhối khi hàng loạt những câu hỏi được đặt ra: Phải chăng các nghệ sĩ Việt đang tự “bán rẻ” bản thân mình để theo đuổi một thứ hư danh?; Vậy đâu là giá trị đích thực của nghệ thuật?…
Bài hùng biện của Ngọc khá kín kẻ khi đi tìm nguyên cớ để lí giải sự tồn tại của những hạn chế trong thế giới showbiz. Vậy nguyên do nào đã khiến phần lớn các nghệ sĩ Việt có lối sống lệch lạc, có cách cư xử thiếu văn hóa như vậy?
Đó là bởi cuộc sống bão hòa, ai cũng có thể trở thành người nổi tiếng. Nhà nhà làm ca sĩ, người người làm diễn viên, đi đến đâu ta cũng gặp ca sĩ, diễn viên… “Vậy đâu là giá trị đích thực của nghệ thuật? Và quả nhiên, để thu hút sự chú ý của truyền thông, của khán giả, các nghệ sĩ phải tự làm nổi bật mình bằng lối sống lệch lạc, bằng những phát ngôn gây sốc.”
Ngọc Anh - Đại học Luật Hà Nội chia sẻ quan điểm về văn hóa và ứng xử của nghệ sĩ. |
Ngọc Anh cũng đưa ra những gương sáng - những nghệ sĩ có lối sống đẹp, cách cư xử đúng mực để phản biện lại những hạn chế. bên cạnh những nghệ sĩ có lối sống lệch lạc như thế, showbiz Việt vẫn còn rất nhiều những nghệ sĩ có lối sống đẹp, có cách cư xử đúng mực, xứng tầm một ngôi sao, như Mỹ Linh, Hồng Ánh…
Chỉ xin các nghệ sĩ hãy tôn trong chính mình. Bởi các nghệ sĩ là thần tượng trong mắt các bạn trẻ. Lối sống, cách suy nghĩ của các nghệ sĩ ảnh hướng rất nhiều tới lối sống, cách suy nghĩ của các bạn trẻ. (bài hùng biện)
Bài hùng biện của Ngọc Anh lựa chọn kết thúc bằng một câu hỏi như thêm một lần nhấn mạnh những hạn chế trong làng giải trí Việt đã ở mức thật nhức nhối; như một lần kêu gọi hãy hồi tỉnh.
Liệu rằng ngoài những đôi chân dài miên man, ngoài những đường cong nóng bỏng, các nghệ sĩ còn những bộ phận khác để ý thức được rằng thế nào là đẹp trong lối sống, thế nào là đẹp trong văn hóa ứng xử hay không? - Ngọc Anh nói.
Cô nữ sinh Luật năm thứ 3 này còn tiếp tục thuyết phục ban giám khảo khi trả lời câu hỏi phụ để trở thành một trong số những cái tên đi tiếp vào Chung kết.