> Những trào lưu quái nhất của giới trẻ năm 2011
Lười, thiếu kỷ luật
Felicia Girouard, 24 tuổi, đến từ Canada, đang theo học ngành Ngữ văn tại ĐH KHXH & NV TPHCM, góp ý: “Tôi nhận thấy một số bạn trẻ Việt Nam lười trong học tập cũng như cuộc sống. Các bạn còn thiếu tính kỷ luật như thường tới lớp trễ, hoặc không đến lớp mà nhờ bạn điểm danh. Ở Canada, khi học các bạn phải tự trả một khoản tiền học phí khá lớn. Ở Việt Nam, phần lớn phụ huynh lo tiền học phí vì thế nhiều bạn không quan tâm lắm đến việc học”, Felicia nói.
Tuy nhiên, cô gái đến từ Canada cũng nhận thấy: “Ngoài những sinh viên lười cũng có nhiều bạn chăm đến lớp, ghi chép bài cẩn thận. Sau thời gian chơi với các bạn lười, mình cũng bị ảnh hưởng chút ít, thi thoảng mình đến lớp trễ và chểnh mảng ôn bài”. Theo Felicia, nhiều bạn trẻ Việt hiện có xu hướng kết hôn muộn, thậm chí muốn sống độc thân.
Felicia chia sẻ, tại Canada, bạn trẻ sau khi tốt nghiệp THPT được tự do làm những gì mình muốn, tự định hướng cuộc đời. Cùng độ tuổi đó, nhiều bạn trẻ Việt vẫn bị bó buộc, phải làm hoặc học những gì cha mẹ muốn. Thường thì các bạn phải chiều theo ý của gia đình. Đây là điều mà Fecilia cảm thấy tiếc cho bạn trẻ Việt.
Armelle. |
Thiếu kỹ năng
Ha Hyung Kwon, 23 tuổi, đến từ Hàn Quốc, sinh viên khoa Việt Nam học tại ĐH KHXH& NV TPHCM, chia sẻ: “Tôi rất bất ngờ vì đất nước các bạn có nhiều sông suối, bờ biển dài, nhưng nhiều bạn trẻ không biết bơi, thiếu kỹ năng ứng phó với thiên tai, đặc biệt thiếu ý thức bảo vệ môi trường…”. Chàng trai xứ sở Kim chi cũng cho rằng, nhiều bạn trẻ Việt thiếu kỹ năng xử lý công việc, vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống, đặc biệt là thiếu vốn sống.
Kwon cho biết ở Hàn Quốc, tất cả học sinh đều phải học bơi, học cách ứng phó với thiên tai như bão, lũ, động đất và học cách bảo vệ môi trường. “Trong trường học ở Hàn Quốc, chúng mình đều được học cách xử lý tình huống, công việc, kiềm chế bản thân và nhiều kỹ năng mềm khác”.
Kwon kể từng trực tiếp chứng kiến nhiều bạn trẻ Việt đi đường, va quệt nhẹ với người khác, dù sai nhưng vẫn có những lời nói, hành động xấu. Kwon thậm chí rất ngạc nhiên trước việc người đi đường bị giật túi tiền, bị tai nạn, thay vì được hỗ trợ, lại bị nhiều bạn trẻ xúm vào hôi của.
Kwon cho biết, ở Hàn Quốc trước đây cũng giống Việt Nam, nhưng nay đã khác: Bố mẹ thường bàn với con cái, cùng chọn hướng đi hợp lý nhất cho cuộc đời bạn. Chính Kwon sau khi tốt nghiệp THPT cũng từng kiếm việc làm thêm, dù công việc khá nguy hiểm. “Ở Việt Nam tôi luôn nghe câu than phiền của các bạn là học xong rồi không biết sẽ làm gì?”, Kwon tâm sự.
Felicia (trái) và bạn trẻ Việt. |
Nguy hiểm khi tung ảnh nóng
Sống cùng trẻ em, người nghèo ở vùng núi cao Việt Nam trong chuyến tình nguyện mùa đông, Armelle (24 tuổi) đến từ Pháp, có nhiều trải nghiệm về bạn trẻ Việt. Armelle đặc biệt ấn tượng trước sự nhiệt tình, cởi mở và năng động của bạn trẻ Việt. “Internet kết nối mọi người, đưa bạn trẻ Việt Nam và thế giới xích lại gần nhau. Bạn trẻ Việt Nam tận dụng lợi ích của internet rất hiệu quả, đặc biệt trong các hoạt động cộng đồng. Tuy nhiên, các bạn phải cẩn thận với internet. Tôi thấy nhiều bạn trẻ còn dễ dãi khi tung ảnh nóng lên mạng. Điều này rất nguy hiểm. Khi người khác copy và sử dụng hình ảnh đó với mục đích xấu, câu chuyện sẽ diễn biến phức tạp. Bạn trẻ nên tự bảo vệ mình bằng cách cẩn trọng với việc để lộ thông tin cá nhân”, Armelle nói.
Con gái hút thuốc lá Nữ sinh ĐH Hà Nội, Kim Lin, 20 tuổi, đến từ Hàn Quốc, nhận xét bạn trẻ Việt Nam rất sành điệu, đuổi nhanh theo mốt mới và chú trọng việc học, nhưng đang bị ảnh hưởng nhiều văn hoá ngoại quốc, học theo thói xấu nhanh. “Trước đây không có chuyện con gái hút thuốc, nhưng nay đi trên đường, ngồi ở quán cà phê, tôi thường bắt gặp bạn gái Việt hút thuốc. Hình ảnh này không tốt và thực sự không đẹp. Giới trẻ cần xây dựng một môi trường không khói thuốc”, Lin nói. Nói tục, chửi thề Nữ sinh Rotha đến từ Campuchia hiện học ở Hà Nội rất thích bạn trẻ Việt Nam vì họ biết tôn trọng người lớn tuổi. Tuy nhiên, Rotha nói bạn không thích cách nói chuyện của họ với bạn bè, hay có những từ bất lịch sự, nói tục, chửi thề khi xảy ra mâu thuẫn, cãi nhau và dùng bạo lực để giải quyết. “Nhiều bạn trẻ hễ mở miệng là nói bậy, nói tục. Điều này thật khó chấp nhận”, Rotha nói. |