Hậu trường nghề kiểm soát viên không lưu

Hậu trường nghề kiểm soát viên không lưu
TP - Thế giới của những người làm công việc kiểm soát viên không lưu (KSVKL) gần như tách biệt so với các ngành nghề khác. Vụ việc vừa qua khiến máy bay có thể hạ cánh nhầm gây nguy hiểm, nguyên nhân do đâu?

Nhân vụ máy bay suýt hạ cánh nhầm:

Hậu trường nghề kiểm soát viên không lưu

Kiểm soát không lưu lơ đễnh, máy bay suýt hạ cánh nhầm

Trao đổi với PV Tiền Phong, Tổng GĐ Tổng Cty Quản lý bay Việt Nam Đỗ Quang Việt cho biết: “Nếu không có thông tin phản ánh và Tổng Cty kiểm tra lại băng ghi âm thì khó phát hiện ra vụ việc”. Theo đánh giá của ông Việt, sự việc xảy ra lần nay (KSVKL nhầm 25 phải thành 25 trái khi máy bay chở hàng cách mặt đất 10 Km) không nghiêm trọng bằng vụ máy bay chở hàng Fedex đã chuẩn bị hạ cánh thấy người và xe lại bay lên, hạ cánh lại. Điều đáng nói, những sự việc này đều diễn ra lúc đêm khuya hoặc sáng sớm, giai đoạn mật độ máy bay ít nên KSVKL dễ lơ đễnh, lại trong giai đoạn buồn ngủ. “Về quy trình thì không có vấn đề gì. Từ vụ Fedex chúng tôi đã rút kinh nghiệm, giảng bình trên toàn quốc chứ không riêng ở khu vực phía Bắc. Tuy nhiên, con người ta không phải lúc nào cũng thông thái, hoàn thiện mà đôi lúc trong tập thể lớn có những cá nhân chủ quan, thực hiện quy trình quy phạm chưa được chặt chẽ nên đã xảy ra sự việc”, ông Việt nói.

Trên thực tế, kiểm soát không lưu mà nói nhầm một câu lệnh, lơ đễnh một chút, hậu quả sẽ khôn lường. Theo ông Việt, công việc của KSVKL luôn có áp lực, nhất là tại Trung tâm Điều hành bay Tân Sơn Nhất mật độ bay rất lớn, khoảng 400 chuyến/ngày đêm. Những ngày Tết, tần suất tăng cao hơn 15%. “Tuy nhiên, áp lực công việc và sự quá tải không phải là nguyên nhân chính và duy nhất dẫn tới sai sót. Nguyên nhân chính là do chủ quan của KSVKL. Thời gian làm việc trung bình KSVKL 8 tiếng/ngày, nhưng được chia theo ca kíp nhỏ. Ví dụ như trong 2 giờ đầu ngồi ở vị trí chính để điều hành, sau đó người khác thay ca thì làm việc khác hoặc thư giãn chứ không phải làm liên tục”, ông Việt lý giải. Có thể thấy, trong trường hợp vừa xảy ra, kíp trực không lưu đã cố tình ỉm vụ việc. Có lẽ, những cán bộ KSVKL nghĩ rằng, xẩy ra thời khắc đêm khuya và đã xử lý kịp thời nên không cần báo cáo lại.

Xảy một ly đi một dặm

Thông thường, từ đêm khuya về sáng, mật độ máy bay cất hạ cánh thấp nên các bộ phận chức năng tranh thủ làm. Đội xe cạo vệt cao su trên đường băng (mỗi lần máy bay cất, hạ cánh đều để lại vệt cao su chằng chịt trên đường băng) rạng sáng 2-10 vừa qua đang làm việc trên đường băng mà KSVKL phát lệnh tiếp cận nhầm (25 trái). Vậy quy trình ghi âm quá trình làm việc của KSVKL thế nào? “Quá trình làm việc được ghi âm, nhưng chúng tôi chỉ nghe lại khi có nghi ngờ. Thông thường bộ phận chức năng chỉ định kỳ nghe băng, nhưng cũng không phải nghe hết mà nghe xác suất để phát hiện xem KSVKL trong quá trình điều hành có sai sót gì không. Ví dụ như: Quy trình, khẩu lệnh có ngọng, nói tiếng Anh có chuẩn… Phòng không lưu là nơi định kỳ phải nghe băng ghi âm điều hành các chuyến bay”, ông Việt nói.

Cũng theo ông Việt, ngoài mức phạt những người sai sót vừa qua với mức cao nhất hơn 10 triệu đồng, tước bằng 3 tháng, KSVKL ảnh hưởng rất nhiều: Ba tháng ngồi chơi xơi nước (chỉ được hưởng 70% lương) phải đi huấn luyện lại; không được thưởng; không được nhận tiền ưu tiên, khuyến khích...

Nguồn tin của Tiền Phong cho biết, cơ phó Boeing 777 của Vietnam Airlines (VNA) đột tử tại Pháp sẽ được chuyển thi hài về nước vào hôm nay (8-12). Theo đó, sau khi tiến hành các khâu khám nghiệm tử thi, cơ quan chức năng ở Pháp chưa phát hiện có dấu hiệu bất thường. Được biết trước đó, sau chuyến bay dài từ TP HCM tới Paris, cơ phó Nghiêm Đình Tuấn về phòng riêng ở khách sạn Novotel (gần sân bay) nghỉ. Chỉ đến khi có người liên lạc không được, mở phòng mới phát hiện cái chết của cơ phó Tuấn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Các nhà hoạt động biểu tình tại hội nghị khí hậu COP29 ở Azerbaijan ngày 23/11. (Ảnh: AP)
Nhiều nước bất bình với quỹ khí hậu 300 tỷ USD
TPO - Hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc vừa thông qua một thỏa thuận cung cấp ít nhất 300 tỷ USD hằng năm cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của nhân loại và giúp các quốc gia đang phát triển đối phó với sự tàn phá của thiên tai do nhiệt độ toàn cầu nóng lên.