Gặp Tarzan giữa Thủ đô Hà Nội

Các Traceur nhóm SFG Hà Thành (thứ tự từ phải sang): Hồng Tarzan, Phương, Đức và Linh.
Các Traceur nhóm SFG Hà Thành (thứ tự từ phải sang): Hồng Tarzan, Phương, Đức và Linh.
TPO - Bay nhảy trên các thân cây, nóc nhà, vượt qua các chướng ngại vật nguy hiểm,…những hình ảnh đó ngày nay rất dễ bắt gặp trong các công viên, khuôn viên trường đại học ở Hà Nội. Họ chính là những Traceur, những “tín đồ” đam mê tột cùng môn nghệ thuật đường phố - Parkour.
Biểu diễn kỹ thuật Dash Vault
Biểu diễn kỹ thuật Dash Vault.
 

Khi Parkour đã ngấm vào tim...

Mới chỉ tập luyện Parkour được một năm nhưng Hồng Tarzan (cựu sinh viên trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội) khá thành thạo các kỹ năng của môn nghệ thuật đường phố đang thịnh hành và trở thành một trào lưu của giới trẻ hiện nay.

“Mình biết đến Parkour lần đầu tiên qua 3 music video của Fort Minor (bài hát Remember The Name), Madona (bài Jump),và bài Love don’t let me go một cách tình cờ. Là một người vốn thích nhạc rap, hiphop, nên khi lần đầu được xem các clip này mình đã kết ngay những hình ảnh của Parkour từ đó.” – Hồng cười tươi cho biết.

“Từ đó, mỗi khi ra đường nghe những bản nhạc sôi động là mình lại thích bay nhảy. Thậm chí lúc đó mình còn chưa biết đến cái từ Parkour và khái niệm về nó. Phải đến mấy tháng sau khi tiếp tục có cơ hội tiếp xúc với Parkour qua hai bộ phim Đặc khu B13 và phim Yamakasi mình mới hiểu ra vấn đề là đang tồn tại một môn thể thao rất đặc biệt và mới lạ. Từ đó mình bắt đầu mê mẩn lên mạng xem các clip của các bạn phương Tây. Parkour bắt đầu ngấm vào người từ đấy. ” – Hồng kể tiếp.

Phần lớn, các Traceur thường tập chung nhóm với nhau để hỗ trợ các kỹ thuật khó. Tuy nhiên, đối với Hồng lại khác. Phần lớn Hồng tự mày mò học hỏi từ các clip trên mạng, bắt chước có nghiên cứu. Những nơi Hồng thường lui tới là các trường đại học ở Hà Nội và tự tập một mình. Hình ảnh một anh chàng thường xuyên leo trèo, bay nhảy trên các lan can, cầu thang, bức tường khá quen thuộc với sinh viên nhiều trường, đặc biệt là ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội).

Nhờ trước đó đã có thời gian rèn luyện trong môi trường thể dục dụng cụ, rồi tập thể hình được 1 năm, tập kỹ năng trồng cây chuối 2 năm liền nên Hồng đã nhanh chóng học được các kỹ thuật khó của Parkour.

Đức - thành viên của SFG biểu diễn Flying Side Flip
Đức - thành viên của SFG biểu diễn Flying Side Flip.
 

Cùng chung niềm đam mê Parkour, Đức – lớp 11, trường THPT Tây Hồ lại may mắn hơn khi tiếp xúc với môn chơi nghệ thuật mạo hiểm này. Mùa hè năm ngoái, trong một lần tình cờ gặp các Traceur tập luyện Parkour tại ĐH Y Hà Nội, Đức thấy ngưỡng mộ tài năng của các bậc đàn anh nên đã xin được học cùng. Nhờ có năng khiếu nên Đức rất được mọi người chào đón.

Các anh trong nhóm Parkour FG (Forget Graviti) – nhóm Parkour đầu tiên của Hà Thành truyền đạt cho nhiều kỹ thuật nên nhanh chóng tiến bộ hơn các bạn khác. Theo Đức, càng được nhiều người dạy và cùng hỗ trợ cho nhau sẽ học hỏi được nhanh hơn. “Không cần phải tìm đến các phòng tập đầy đủ dụng cụ, chỉ cần ra công viên, khuôn viên trường học, các anh đi trước sẽ chỉ bảo tận tình cho người mới học.” – Đức nói.

Hiện Đức đang là một trong hai thành viên chủ chốt của nhóm SFG (Super FG). Đây là nhóm đời sau của nhóm FG. FG được thành lập từ năm 2007 bởi Nguyễn Bá Dũng (tức SAM) và một số bạn cùng tập. Những thành viên kỳ cựu của FG phải kể đến: SAM, Vũ Vic, Bun, Tuấn Hà, Vũ đầu to,…

Các Traceur nhóm SFG Hà Thành (thứ tự từ phải sang): Hồng Tarzan, Phương, Đức và Linh.
Các Traceur nhóm SFG Hà Thành (thứ tự từ phải sang): Hồng Tarzan, Phương, Đức và Linh. .
 

Mạo hiểm nếu không có tổ chức

“Để thành lập một nhóm Parkour cần phải hội tụ những thành viên cùng chung niềm đam mê, có tố chất, sở thích, sự chăm chỉ và phải có ý chí vượt qua chính mình.” – Phương, một Parkour cho biết.

Parkour – môn nghệ thuật của đường phố được phát minh bởi David Belle và Sébastien Foucan (Pháp) và nhanh chóng phổ biến trên thế giới từ sau năm 2002 khi kênh truyền hình BBC công chiếu đoạn phim tư liệu mang tên Giờ cao điểm mô tả chi tiết về môn thể thao này.

Ở Parkour có sự pha trộn động tác của nhiều môn thể thao, võ thuật như thể dục dụng cụ, judo, whushu và một số khác…

Đặc điểm của Parkour là người chơi phải vượt qua các chướng ngại vật trên những địa hình khác nhau, di chuyển một cách nhanh nhất, hiệu quả với đường đi ngắn nhất và dễ dàng nhất từ điểm này đến điểm kia.

Theo Đức, Parkour là môn nghệ thuật của sự di chuyển. Đơn giản hơn, Parkour phải sử dụng kỹ năng của con người để di chuyển từ điểm A đến điểm B nhanh nhất, an toàn và hiệu quả nhất. Người tập phải có sức khỏe tốt, thể lực tốt và tiếp thu kỹ thuật tốt. Một số người nói rằng, tập Parkour chỉ cần có…máu liều. Nhưng đó là một quan niệm hết sức sai lầm vì để có được những động tác đó, các Traceur phải khổ luyện rất vất vả.

Trong quá trình tập luyện phải cố gắng hạn chế hết mức có thể những chấn thương. Bởi chấn thương không những làm bạn đau, mất một khoản chi phí điều trị không nhỏ mà còn phải nghỉ tập. Điều đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến kỹ năng của người chơi, thậm chí, vết thương cũ không cho phép các Parkour tập các kỹ năng thuần thục như trước.

Khó khăn nhất mà các Traceur Việt đều phải chịu đó là không có địa điểm tập. Trước đây, bạn có thể tập Parkour ở mọi nơi (Parkour is everywhere) nhưng hiện giờ các bảo vệ công viên, các khu giải trí đang cấm các hoạt động trẻ, điển hình là Parkour.

Những năm gần đây, phong trào tập Parkour ngày càng sôi nổi. Nhiều người biết đến và tham gia tập luyện cũng nhiều hơn. Tại Hà Nội, có thể bắt gặp không khí tập luyện sôi nổi ở các công viên như công viên Thống Nhất, công viên Lê Nin, khuôn viên trường ĐH Xây Dựng, ĐH Bách khoa Hà Nội….

Tuy nhiên, theo Hồng và Đức, trào lưu này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều bạn trẻ tập Parkour theo các video trên mạng mà không qua chỉ dạy của các thành viên đi trước nên gặp phải nhiều chấn thương đáng tiếc. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cấm con mình tập Parkour và từ đó, mọi người không có thiện cảm với Parkour. Mặt khác, cũng có một số người tập chưa được thuần thục, thậm chí chưa học hết các kỹ năng đã tự lập nhóm, tự quay clip khiến các Traceur nước ngoài nghĩ không tốt về Parkour.

Với Hồng Tarzan, tập Parkour không chỉ là môn thể thao, nó còn là một môn Kungfu. Mà đã là Kungfu thì thì tập bao nhiêu cũng không đủ. Cũng theo Hồng, Parkour còn chứa đựng yếu tố nghệ thuật và thẩm mỹ trong từng động tác.

“Parkour đã chạm vào tim mình từ đó. Mỗi khi ra đường nghe những bản nhạc sôi động là mình lại tung tăng bay nhảy.” – Hồng Tarzan bộc bạch.

Xem các Parkour Hà Thành biểu diễn tại đây
Theo Viết
MỚI - NÓNG