>> Game thủ thành đại gia sim thẻ
Sinh viên làm giàu không khó
Đại gia sinh viên không phải là những sinh viên thuộc hàng quý tử trong một gia đình giàu có, hay tiêu tiền kiểu đại gia… mà là những người thành công trong kinh doanh, mỗi tháng kiếm hàng ngàn USD.
Bill Gates, một ví dụ tiêu biểu người thành đạt ngày từ trên ghế nhà trường. Trong thời gian từ lớp 8-11, Gates đã thử kinh doanh không dưới ba lần. Bill từng tuyên bố kiếm được tiền triệu trước năm 25 tuổi hoặc chuyện Bill bỏ dở Đại học Harvard chỉ vì sợ cơ hội kiếm tiền quan trọng tuột đi mất.
Ở ngay Việt Nam, chẳng xa xôi đâu, hai anh em sinh đôi Đỗ Hải Hà và Đỗ Hải Nam 22 tuổi, hiện là sinh viên ĐH Bách Khoa cũng sớm trở thuộc hạng giàu có. Thành công từ việc kinh doanh thẻ chơi games onlines, sim điện thoại di động.
Chỉ sau ba năm kinh doanh họ đã có 2 tỉ trong tay. Có thời điểm, số lượng nhân viên phân phối sim thẻ của hai bạn lên đến 15 người với mức lương 3 triệu đồng/tháng. Hiện giờ, hai đại gia sinh viên này ngoài một số mảnh đất đã mua, trong tay có gần 4 tỉ đồng.
Anh em Hà, Nam trong chuyến khảo sát tại Anh (Ảnh: nhân vật cung cấp). |
Thành công, giàu có cũng không phải là vấn đề quá khó khăn với những người tàn tật. Từng xuất hiện trên nhiều trang báo, Nick Vujicic (Australia) được biết đến là một tấm gương nghị lực phi thường. Sinh ra đã không có tay và chân, nhưng có thể tự chăm lo cuộc sống của mình; đặc biệt tốt nghiệp đại học, trở thành một diễn giả nổi tiếng.
Anh bắt đầu khởi động các chương trình diễn thuyết truyền cảm hứng sống của mình năm 17 tuổi, tại những nhà thờ, trường học ở địa phương. Năm 21 tuổi, Nick tốt nghiệp ĐH với hai chuyên ngành cùng một lúc là Kế toán và Kế hoạch tài chính. Hiện Nick còn điều hành Life Without Limbs, một tổ chức phi lợi nhuận hướng về những người khuyết chi.
Đông đảo các bạn sinh viên tham gia buổi giao lưu. |
Bí mật của thành công
Câu lạc bộ Kĩ năng sống ĐH Ngoại thương Hà Nội và diễn giả Đào Đức Dũng khéo đưa các bạn sinh viên trong và ngoài trường “đến” với những câu chuyện thành công, gương mặt đại gia qua những câu chuyện, video để dẫn ra kinh nghiệm thành công của những đại gia sinh viên.
Thành viên LSC trong chương trình giao lưu. |
CLB Kĩ năng cuộc sống (LSC) ĐH Ngoại thương Hà Nội, được thành lập từ tháng 9-2007. Đây là sân chơi dành cho các bạn sinh viên có khát khao hoàn thiện bản thân thông qua việc cùng nhau thực hành các kỹ năng sống một cách thường xuyên và hiệu quả. LSC đã tổ chức khóa học Lập kế hoạch cuộc sống, Quản lý thời gian hiệu quả; “I can be a leader” "Chúng tôi hướng tới việc rèn luyện các cá nhân trở thành những con người tự tin trong giao tiếp, năng động trong làm việc, và hoàn thiện con người trong cuộc sống" - Quỳnh Nga (Trưởng ban Đối ngoại LSC chia sẻ. |
Đặc biệt, đông đảo các bạn sinh viên còn tham dự các hoạt động như: trao đổi tiền, giải đố, vỗ tay, nhảy tập thể… Từ đó học về sự nỗ lực – gắn với nguyên tắc 2mm và khả năng ra quyết định.
Khởi đầu cho mọi thành công chính là sự nỗ lực bản thân để vượt trội lên khỏi đám đông và vượt lên chính mình. Diễn giả Đức Dũng khẳng định: “Phải cần có ý muốn khẳng định bản thân. Phải nỗ lực vượt qua chính mình, qua đám đông. Nhỉnh hơn mọi người 2 mm thì bạn có tất cả mọi thứ. Kém hơn sẽ không có gì hết”.
Tay golf số một thế giới Tiger Wood đã không ngừng tập luyện, và còn thuê thêm huấn luyện viên về dạy thêm. Hay Bill Gates, trong những năm cuối thập niên 1960, mỗi buổi chiều đi tới văn phòng Công ty Computer Center Corporation (C-Cubed) bằng xe đạp, hay xe buýt để dùng thời gian rảnh của chiếc máy tính Digital Equipment Corporation đời mới, họ truy tìm lỗi lập trình. Cứ 6 giờ chiều mỗi ngày, khi các nhân viên của C-Cubed xếp hàng ra về cũng là lúc ba cậu học sinh trung học bắt đầu đến.
Thêm bí quyết cho sự thành công chính là khả năng ra quyết định. Trong mọi hoàn cảnh, mọi việc mỗi người phải luôn đưa ra cho mình một quyết định có thực hiện hay không thực hiên. Cậu sinh viên ĐH Bách Khoa, Hải Nam từng chia sẻ bí quyết thành công: “Điều quan trọng là phải biết nắm bắt thời cơ, mạnh dạn đầu tư và không thể phủ nhận yếu tố may mắn”.
Các bạn sinh viên có mặt trong chương trình thực sự hứng thứ, nhiệt tình tham gia các hoạt động. Chia sẻ về chương trình, Tuấn Anh (sinh viên năm 3, ĐH Phương Đông) cho hay: “Chương trình là môt hoạt động ý nghĩa, tác động ý thức của sinh viên để thay đổi cách sống thụ động; tư tưởng đám đông”.