>> Kho vàng của Libya có thể sang nước láng giềng
Trong khi chính quyền Anh Quốc liên tục khẳng định bộ binh sẽ không tham chiến tại Libya, báo chí Anh phát hiện khoảng 350 lính đã âm thầm xâm nhập Libya kể từ khi liên quân bắt đầu không kích.
Một số trong 350 lính trên đã ở Libya được một tháng và liên tục được tiếp tế thức ăn, nước uống, đạn dược từ đảo Cyprus. 100 người tiếp theo thuộc Lực lượng Hỗ trợ đặc biệt (SFSG) đã nhảy dù xuống Libya trong tuần này.
Quân nổi dậy chiến đấu gần thành phố dầu mỏ Ajdabiya.
Thư giãn giữa chiến trường.
Tạm thời, số binh lính này được chỉ đạo rõ ràng: không giao chiến với quân đội của ông Gaddafi trừ trường hợp bị đe dọa tính mạng hoặc phát hiện quân Libya giết chết các thường dân không được vũ trang.
Thêm vào đó, 800 lính thủy đánh bộ Hoàng gia Anh vừa nhận được lệnh sẵn sàng điều phái đến Địa Trung Hải với nhiệm vụ “hỗ trợ và thực hiện các sứ mệnh nhân đạo”.
Bộ binh Anh tham chiến phản ánh sự thay đổi chiến lược của liên quân, từ tấn công các trung tâm chỉ huy sang tiêu diệt lực lượng xe tăng của ông Gaddafi. Bộ binh có thể làm giảm nguy cơ máy bay tiêm kích và tên lửa giết lầm thường dân Libya.
Máy bay F-16 của Đan Mạch.
Máy bay F-18 của Canada vừa nhận được lệnh tham chiến.
Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp vừa bắn rơi một máy bay Libya đêm 24-3.
Chi phí tham chiến cũng là đề tài gây tranh cãi dữ dội ở Anh. Trong khi giới chức chính phủ khẳng định chỉ vào khoảng 10 triệu bảng Anh thì tờ Daily Mail tính toán con số này ít nhất là 29,2 triệu bảng trong vòng 5 ngày qua. Nếu cuộc chiến kéo dài đến 17 ngày, chi phí sẽ là 100 triệu bảng.
Theo Hải Ngọc
(Người Lao Động/Daily Mail)