Zimbabwe: Người mất chức về nước làm tổng thống

Ông Emmerson Mnangagwa và phu nhân trong một buổi tiệc đầu năm 2017. Ông yêu thích đội bóng Chelsea, ngưỡng mộ cựu tiền đạo Didier Drogba. Ảnh: Getty Images.
Ông Emmerson Mnangagwa và phu nhân trong một buổi tiệc đầu năm 2017. Ông yêu thích đội bóng Chelsea, ngưỡng mộ cựu tiền đạo Didier Drogba. Ảnh: Getty Images.
TP - Ông Emmerson Mnangagwa mất chức phó tổng thống Zimbabwe tuần trước, nhưng hôm qua trở về nước tuyên thệ nhậm chức tổng thống, thay thế ông Robert Mugabe.

Ông Lovemore Matuke, lãnh đạo đảng cầm quyền của Zimbabwe khẳng định, nhiệm kỳ tổng thống lâm thời của ông Mnangagwa sẽ kéo dài cho tới cuộc bầu cử dự kiến diễn ra năm 2018. Theo Hiến pháp Zimbabwe, việc chuyển giao quyền lực phải diễn ra trong vòng 48 giờ sau khi một vị tổng thống từ nhiệm.

Đến nay, vẫn chưa chắc chắn về số phận của ông Mugabe và phu nhân Grace, nhưng ít nhất, đêm 21/11, ông Mugabe vẫn ở trong tòa nhà Blue Roof. Các thành viên của đội bảo vệ thân cận ngày 21/11 nói rằng, việc chuẩn bị bắt giữ bà Grace đang được tiến hành đồng thời với việc đưa ông Mugabe ra khỏi Zimbabwe. Tuy nhiên, đến sáng 22/11, kế hoạch này vẫn chưa được tiến hành.

Hôm 21/11, ông Mnangagwa kêu gọi tất cả các tầng lớp xã hội Zimbabwe làm việc cùng nhau để xây dựng lại nền kinh tế lụi tàn và xã hội phân cực sâu sắc. “Nguyện vọng của tôi là cùng với tất cả người dân Zimbabwe bước vào một kỷ nguyên mới, nơi mà tình trạng tham nhũng, thiếu năng lực, lười biếng, suy đồi đạo đức không được chấp nhận”, ông Mnangagwa nói.

Khi cánh tay phải ra tay

Takavafira Zhou, một nhà phân tích chính trị tại Đại học Masvingo State, từng mô tả ông Mnangagwa là “người cực kỳ cứng rắn”. Theo một giai thoại, ông Mnangagwa là một trong số ít nhà lãnh đạo Zimbabwe dám lái xe đi khắp đất nước mà không cần có đội quân an ninh tháp tùng. Ông Mnangagwa được biết tới với biệt danh “Cá sấu”. Ông từng cầm đầu một nhóm chiến binh mang tên Lacoste - tên một thương hiệu thời trang có biểu tượng con cá sấu. Nhóm này từng nhận được sự ủng hộ của nhiều tướng lĩnh quân đội. Ông Mnangagwa từng bị cáo buộc đứng đầu cuộc tấn công những người thuộc phe đối lập vào năm 1980.

Ông Mnangagwa bị tổng thống truất quyền hồi tuần trước và buộc phải chạy sang Nam Phi. Ông Mugabe cáo buộc vị phó của mình âm mưu tiếm quyền. Bà Grace gọi ông Mnangagwa là con rắn, cần phải bị đánh dập đầu.

Ông Mnangagwa sinh năm 1942, hoàn thành chương trình giáo dục sớm ở Zimbabwe trước khi gia đình ông chuyển đến nước láng giềng Zambia. Ông nội của ông là một nhà lãnh đạo truyền thống và cha của ông là một nhà chính trị luôn kêu gọi bãi bỏ luật của chính quyền thực dân gây thiệt thòi cho người da màu. Ông Mnangagwa đã tham gia chiến đấu để giành độc lập từ Anh và trở thành một trong số những vị chỉ huy trẻ sau khi được đào tạo tại Trung Quốc và Ai Cập. Ông bị bắt năm 1965 sau khi đội quân của ông làm nổ tung vài đoàn tàu của chính quyền Rhodesia. Ông bị tra tấn tàn bạo, bị kết án 10 năm tù giam.

Trong khi bị giam tại nhà tù Salisbury (sau này đổi tên thành Harare), ông Mnangagwa trở nên thân thiết với ông Mugabe và các nhà lãnh đạo dân tộc khác. Sau khi bị trục xuất sang Zambia, ông Mnangagwa học luật và cuối những năm 1970 trở thành thành viên cao cấp của đảng ZANU-PF. Khi Zimbabwe giành được độc lập vào năm 1980, ông Mnangagwa được bổ nhiệm làm bộ trưởng an ninh quốc gia trong chính quyền của Thủ tướng Mugabe. Bảy năm sau, khi ông Mugabe lên làm tổng thống, Mnangagwa được bổ nhiệm làm bộ trưởng  tư pháp.  Sau đó, ông Mnangagwa làm bộ trưởng quốc phòng, và vào năm 2013 trở thành phó tổng thống.

Theo Theo Mail Online, The Guardian
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.