Xin ý kiến Quốc hội về chính sách BHXH với lao động nước ngoài

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất, trước mắt chỉ áp dụng BHXH bắt buộc với lao động nước ngoài có hợp đồng từ 01 năm trở lên
Bộ LĐ-TB&XH đề xuất, trước mắt chỉ áp dụng BHXH bắt buộc với lao động nước ngoài có hợp đồng từ 01 năm trở lên
TP - Nếu được Quốc hội thông qua, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc với người lao động (LĐ) nước ngoài làm việc tại Việt Nam trước mắt chỉ thực hiện với 3 chế độ ngắn hạn.

Xin lùi thời điểm áp dụng
Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung thừa ủy quyền Thủ tướng vừa có Tờ trình Quốc hội đề nghị ban hành Nghị quyết thực hiện BHXH bắt buộc với người LĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Theo đó, Điều 124 Luật BHXH 2014 quy định, từ 1/1/2018, người LĐ nướcngoài làm việc tại Việt Nam có giây phép LĐ, hoặc chứng chỉ hành nghề, hoặcgiấy phép hành nghề được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.Tuy nhiên, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, do đây là vấn đề lớn, tác động đến thị trườngLĐ, quyền tiếp cận chính sách BHXH của người LĐ nước ngoài làm việc tại ViệtNam; tác động đến việc đàm phán, ký kết các hiệp định song phương về BHXHcủa Việt Nam với các nước. Đồng thời, trong quá trình triển khai xây dựng văn bảnhướng dẫn luật, Chính phủ gặp một số vướng mắc về căn cứ pháp lý, như: Luật quyđịnh áp dụng theo giấy phép, chứng chỉ LĐ, trong khi chính sách BHXH hiện được áp dụng theo hợp đồng LĐ và mức lương trên hợp đồng, nên cần quy định thốngnhất. Ngoài ra, đây là chính sách mới, đối tượng đặc thù, để ổn định trước mắt chỉáp dụng với nhóm người LĐ nước ngoài có hợp đồng từ 1 năm trở lên (không bao gồm người LĐ di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, người đã đuổi tuổi nghỉ hưu).
Hiện BHXH bắt buộc áp dụng với 5 chế độ là ốm đau, thai sản, tai nạn LĐ -bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người LĐ thích ứng, cơ quan BHXH có thời gian chuẩn bị cơ sở thực hiện cần có lộ trình áp dụng. Do đó, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép có lộ trình áp dụng chế độ, trước mắt chỉ áp dụng 3 chế độ ngắn hạn (ốm đau, thai sản, tai nạn LĐ -bệnh nghề nghiệp); từ năm 2022 áp dụng thêm 2 chế độ dài hạn (hưu trí và tử tuất).Về thời điểm áp dụng, do Nghị định chưa ban hành kịp để thực hiện từ 1/1/2018, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép thời điểm áp dụng chính sách trên khi Nghị định có hiệu lực thi hành.
Không phát sinh chi phí
Trong quá trình xây dựng chính sách BHXH bắt buộc với người LĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Chính phủ đã đánh giá tác động chính sách. Theo đó,thực hiện chính sách trên không làm phát sinh chi phí của doanh nghiệp. Bởi theo quy định của Bộ Luật LĐ 2012, người LĐ (gồm cả LĐ nước ngoài) không thuộc đối tượng tham gia BHXH, thì chủ sử dụng phải trả thêm cho người LĐ khoản tiền bằng mức đóng BHXH. Cùng đó, việc quy định lộ trình áp dụng cũng tạo điều kiện cho chủ sử dụng và người LĐ thích ứng.
Về khả năng đáp ứng của cơ quan BHXH, Bộ LĐ-TB&XH đánh giá, cùng vớinhững nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện theo lộ trìnhmở rộng dần đối tượng, phạm vi chính sách, cơ bản cơ quan BHXH sẽ đáp ứngđược công việc. Cơ quan BHXH cũng có kinh nghiệm trong triển khai thực hiệnchính sách bảo hiêm y tế với người LĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
“Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho thực hiện BHXH bắt buộc đối với người LĐ nước ngoài theo các đề xuất trên, Quốc hội cần ban hành Nghị quyết để thực hiện”, Bộ LĐ-TB&XH báo cáo.
Trước đó, năm 2017, Bộ LĐ-TB&XH đã xây dựng Dự thảo Nghị định về BHXH bắt buộc với LĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo dự thảo, đối tượng áp dụng đơn vị soạn thảo đề xuất như tại Luật BHXH 2014. Về mức đóng BHXH, người LĐ nước ngoài đóng bằng 8% mức lương tháng vào quỹ hưu trí, tửtuất; người sử dụng LĐ đóng bằng 3% mức lương tháng vào quỹ ốm đau, thai sản;0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn LĐ - bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Ở Dự thảo này, Bộ LĐ-TB&XH cũng đề cuất lộ trình áp dụng với các chế độ BHXH, từ năm 2018, người LĐ nước ngoài chỉ tham gia các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn LĐ - bệnh nghề nghiệp; Từ 1/1/2020, thực hiện chế độ hưu trí, tử tuất.
Thời điểm đó, Bộ LĐ-TB&XH tính toán, với Quỹ ốm đau, thai sản, chỉ khoảng 16,6% tổng số LĐ nước ngoài tại Việt Nam tham gia, chưa kể những LĐ nữ này thường có lương cao, nên có thể giúp quỹ này thêm nguồn kết dư. Với Quỹ bảo hiểm tai nạn LĐ - bệnh nghề nghiệp, đa số LĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam làchuyên gia, quản lý, LĐ kỹ thuật cao, nên nguy cơ tai nạn, bệnh nghề nghiệp khôngnhiều, vì thế quỹ này cũng ít chịu tác động. Với quỹ hưu trí, tử tuất, Bộ LĐ-TB&XH cũng đánh giá tác động không đáng kể, vì LĐ nước ngoài muốn hưởng lương hưu tại Việt Nam cũng phải đáp ứng về điều kiện tuổi nghỉ hưu, thời gian đóng BHXH đủ 20 năm… Do vậy, chỉ người LĐ làm việc và định cư lâu dài ở Việt Nam mới có thể được hưởng chế độ lương hưu hàng tháng. Sau khi Dự thảo Nghị định đưa ra lấy ý kiến đã nhận được rất nhiều góp ý của các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, nên Nghị định chưa được Chính phủ ký ban hành.

MỚI - NÓNG