Xem chị em Cơ Tu làng Đhrôồng dệt thổ cẩm

TPO - Cứ mỗi buổi trưa, tại cơ sở Tổ hợp tác dệt thổ cẩm thôn Đhrôồng, xã Tà Lu, huyện Đông Giang lại vang lên tiếng nói chuyện, cót két của máy dệt. Đó là làng nghề ra đời nhằm gìn giữ sản phẩm truyền thống, tạo việc làm cho chị em phụ nữ Cơ Tu ở vùng núi Quảng Nam.

Phụ nữ Cơ Tu rộn ràng dệt thổ cẩm truyền thống chuẩn bị cho mùa du lịch. Video: Thái Lâm.

Xem chị em Cơ Tu làng Đhrôồng dệt thổ cẩm ảnh 1

Tổ hợp tác dệt thổ cẩm thôn Đhrôồng chính thức hoạt động từ tháng 6/2013. Ngày 20/3/2014 UBND tỉnh Quảng Nam đã thống nhất cho phép sử dụng địa danh thôn Đhrôồng (xã Tà Lu, huyện Đông Giang) để đăng ký nhãn hiệu “COTU YAYA DHROONG” cho 6 nhóm sản phẩm sản xuất tại Tổ hợp tác dệt thổ cẩm làng nghề trong thôn. Ảnh: Thái Lâm.

Xem chị em Cơ Tu làng Đhrôồng dệt thổ cẩm ảnh 2

Hiện Tổ hợp tác dệt thổ cẩm thôn Đhrôồng có 35 thành viên. Hàng ngày, những phụ nữ Cơ Tu ở đây miệt mài bên khung cửi từ 7h đến 16h30 để giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của mình. Từ đôi bàn tay khéo léo, họ đã dệt nên những tấm thổ cẩm đặc sắc. Ảnh: Thái Lâm.

Xem chị em Cơ Tu làng Đhrôồng dệt thổ cẩm ảnh 3

Với bàn tay khéo léo cùng sự kiên trì, tỉ mỉ, những người phụ nữ Đông Giang đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm, chủng loại khác nhau. Mỗi sản phẩm dù lớn hay nhỏ đều in đậm dấu ấn sáng tạo của người thợ dệt.

Xem chị em Cơ Tu làng Đhrôồng dệt thổ cẩm ảnh 4

Theo chị Byng Treng (SN 1971), nhóm trưởng Tổ hợp tác dệt thổ cẩm thôn Đhrôồng, nghề dệt thường gắn liền với phụ nữ và được lưu giữ, truyền từ đời này sang đời khác. Mỗi sản phẩm là một quá trình dày công đan dệt với nhiều công sức tỉ mỉ, sáng tạo và chứa đựng những nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của người Cơ Tu.

Xem chị em Cơ Tu làng Đhrôồng dệt thổ cẩm ảnh 5

Không có người trông con, nhiều phụ nữ đồng bào nhờ có chiếc địu tự tay dệt vừa trông con, vừa rảnh tay để làm việc, từ những việc nhẹ nhàng như giặt giũ, dệt vải, nấu cơm đến những việc nặng nhọc như lấy củi, giã gạo, làm nương rẫy…

Xem chị em Cơ Tu làng Đhrôồng dệt thổ cẩm ảnh 6

Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho biết: “Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hai làng nghề dệt của huyện Đông Giang bị đóng cửa. Tuy nhiên, thực tế mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, sản xuất đa số thủ công dẫn đến giá thành cao, không cạnh tranh được với làng nghề khác có sản phẩm tương tự".

Xem chị em Cơ Tu làng Đhrôồng dệt thổ cẩm ảnh 7

"Hiện nay các thành viên tổ hợp tác dệt thổ cẩm thôn Đhrôồng tâm huyết với nghề dệt của cha ông nhưng các chị em phụ nữ trong tổ vẫn chưa có nguồn thu nhập ổn định từ nghề thủ công truyền thống này. Đầu ra đang còn bị tắc nghẽn, khó tiêu thụ", tổ trưởng tổ hợp tác cho hay.

Xem chị em Cơ Tu làng Đhrôồng dệt thổ cẩm ảnh 8

Không khó để bắt gặp nơi đây những đứa trẻ say giấc nồng bên cạnh mẹ.

Xem chị em Cơ Tu làng Đhrôồng dệt thổ cẩm ảnh 9
Theo nhiều thợ dệt, đầu ra chủ yếu được vài cơ sở bán hàng lưu niệm tại Hội An, Đà Nẵng đặt hàng. Một số chủ sạp vải ở TP Hội An, Đà Nẵng tự thiết kế mẫu mã, yêu cầu thì họ làm theo mẫu đó. Ngoài ra, một số sản phẩm đã được khách hàng đặt mua, đặc biệt là du khách nước ngoài.
Xem chị em Cơ Tu làng Đhrôồng dệt thổ cẩm ảnh 10

Chị Pơloog Thị Mêu, thành viên tổ hợp tác dệt thổ cẩm thôn Đhrôồng chia sẻ nếu dệt thổ cẩm vì mục đích kiếm tiền, vì mục đích lợi nhuận chắc không ai dệt. "Bởi hiện dệt một tấm khố cườm rộng 30 m, dài 4 m, mất 10 ngày, một tấm choàng đôi dài 3,5 m, rộng 1 m mất hơn 20 ngày, áo adoót dệt mất 5 ngày, váy ngắn mất 4 ngày, váy dài mất 10 ngày", chị Mêu nói.

Xem chị em Cơ Tu làng Đhrôồng dệt thổ cẩm ảnh 11

Theo Chủ tịch huyện Đông Giang, địa phương đã lên kế hoạch cụ thể, đề ra nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2022-2025 để khôi phục và phát triển các làng nghề, ngành nghề thủ công, thủ công mỹ nghệ truyền thống.

MỚI - NÓNG