Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân:

'Xây nhà hát và bồi thường cho dân là hai chuyện khác nhau…'

Mặt bằng số 23 Lê Duẩn vừa bán đấu giá được 1.430 tỷ đồng làm kinh phí xây dựng nhà hát
Mặt bằng số 23 Lê Duẩn vừa bán đấu giá được 1.430 tỷ đồng làm kinh phí xây dựng nhà hát
TP - Đó là khẳng định của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khi đề cập đến những “lùm xùm” về việc TPHCM quyết định chi 1.508 tỷ đồng xây dựng Nhà hát Giao hưởng, nhạc và Vũ kịch tại khu đô thị Thủ Thiêm trong phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM diễn ra vào chiều 16/10.

Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, TPHCM đã có trên 10 triệu dân với khoảng 5 triệu lao động, trong đó chiếm hơn 30% lao động có trình độ đại học và trên đại học. TPHCM còn có khoảng 10.000 người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc. Vì vậy, nhu cầu thưởng thức nhạc giao hưởng, ca kịch là rất cao. 

Công trình Nhà hát giao hưởng sắp tới còn được thiết kế đa năng, có thể biểu diễn cải lương, tổ chức mít tinh… Thiết kế bên trong, bên ngoài nhà hát đều dành một khoảng không gian đủ lớn để khán giả tiếp xúc và giao lưu với các nghệ sỹ.

Quy hoạch Nhà hát Giao hưởng, nhạc và vũ kịch TPHCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ nhiều năm trước và lẽ ra đã xây dựng và hoàn thành từ năm 2015 nhưng số phận của nhà hát lắm long đong. Ban đầu, TPHCM dự định xây nhà hát ở Công viên 23 tháng 9 (quận 1), ngặt nỗi nơi đây tiếp giáp với nhiều tuyến đường giao thông đông đúc, bụi bặm và chật chội, không phù hợp để thưởng thức loại hình nghệ thuật cao cấp như nhạc giao hưởng. Công viên còn là lá phổi xanh, nơi thư giãn, hít thở không khí trong lành của người dân, không thể “xẻ thịt” làm nhà hát.

“Chỉ có thể đưa về khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) vì nơi này có quảng trường trung tâm, công viên bờ sông, tiếp giáp sông nước nên rất phù hợp để làm nhà hát giao hưởng”, ông Nhân khẳng định.

Về kinh phí xây nhà hát giao hưởng, Bí thư Thành ủy cho biết TPHCM có kế hoạch bán khu đất trên đường Lê Duẩn để thực hiện. Vì vậy, việc xây dựng nhà hát không phải là gánh nặng và không ảnh hưởng đến các chính sách an sinh xã hội.  Trong nhiệm kỳ này, tiền TPHCM xây dựng bệnh viện, trường học là trên 34.600 tỷ đồng, gấp 23 lần kinh phí xây dựng nhà hát. Còn nếu tính cả ba nhiệm kỳ vừa qua thì chi phí xây bệnh viện, trường học gấp 38 lần kinh phí xây dựng nhà hát sắp tới.

Vị lãnh đạo cao nhất TPHCM đề nghị chính quyền TPHCM rút ra bài học về công khai thông tin cho người dân. Trước khi HĐND TPHCM thông qua tờ trình về việc xây nhà hát, TPHCM đã cử nhiều đoàn công tác đi khảo sát. Tuy nhiên, do thông tin truyền tải đến người dân chưa đầy đủ, kịp thời nên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn. Trong nội bộ thì việc thông tin rất đầy đủ còn thông tin cho dư luận thì chưa thật chủ động và chưa lường hết các tình huống xảy ra.

Chính vì vậy nên mới có những luồng ý kiến, cho rằng tiền đền bù cho người dân Thủ Thiêm chưa có, TPHCM đem nghìn tỷ đi xây nhà hát là khó chấp nhận (!!!). Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, đây là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Tiền đền bù cho người dân Thủ Thiêm, UBND TPHCM đang làm thủ tục; cụ thể là đang xây dựng quy trình chi trả tiền bồi thường. Tiền bồi thường được trích từ ngân sách, không liên quan gì đến việc xây nhà hát sử dụng nguồn tiền bán đấu giá khu đất trên đường Lê Duẩn.

MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
TP - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu từng đánh giá Đà Nẵng là địa phương điển hình của đổi mới sáng tạo, luôn tìm cách để du khách trải nghiệm, thụ hưởng cảnh quan, đắm chìm trong các sự kiện, lễ hội nhiều nhất. Thành phố bước vào mùa mưa lạnh cuối năm với thời tiết nhiều bất lợi nhưng vẫn không “ngủ vùi trong chăn” mà liên tục tung ra sản phẩm, thổi luồng khí ấm cho du lịch Đà Nẵng.