>Xả thải sai quy định: Phạt mức cao nhất
>Kêu cứu vì chất thải nguy hại không biết để đâu
Vỏ cà phê nổi đen mặt đập Ea Kut. |
Đập Ea Kut xây dựng năm 2008 nhằm cung cấp nước tưới cho hơn 300 ha cà phê quanh vùng. Từ cuối tháng 9/2013, nông trường Hồ Lâm (Công ty TNHH MTV Cà phê Ea Sim) bắt đầu đổ quả cà phê chín vào hệ thống sơ chế, và xả thải xuống đập.
Ông Bùi Văn Côi có rẫy cà phê gần hồ búc xúc: cơ sở chế biến cà phê nằm đầu nguồn nước, mới xả thải mấy ngày trấu cà phê đã đổ ra đen kịt, cá chết trắng hồ, bốc mùi hôi thối. “Nếu tiếp tục tình trạng này, chưa hết vụ cà phê cả con đập dài mấy cây số đã trở thành bãi sình lầy rồi. Lo nhất là mạch nước ngầm bị nhiễm bẩn, ngấm vào giếng khoan của những gia đình sống gần đập, rất nguy hiểm”.
Vậy nhưng ông Vũ Anh Tuấn, cán bộ văn phòng UBND xã Dliê Ya cho biết : xã chưa nhận được đơn kiến nghị nào của người dân địa phương về tình trạng ô nhiễm đập Ea Kut. Thôn Ea Tu vừa mới được tách ra từ buôn Dliê Ya A, gồm 79 hộ, 289 khẩu nằm cách trung tâm xã hơn 15km.
Ông Hồ Viết Nhị, giám đốc nông trường Hồ Lâm nhận lỗi do hệ thống máy chế biến cà phê chưa hoàn chỉnh bộ phận xử lý chất thải nên có xả thải ra môi trường. Ngay tuần đầu tháng 11/2013 này, nông trường đã khẩn trương cho xây các hồ chứa trấu và nước thải.
Tuy nhiên người dân vẫn bức xúc vì nguồn nước đã ô nhiễm nặng đang tiếp tục đổ ra cánh đồng mà không thấy cơ quan chức năng lên tiếng, chưa biết nông trường sẽ khắc phục cách sao ?!