Theo đại diện WHO, với mức độ thủy ngân trong các mẫu môi trường được thu thập từ vụ cháy ở Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, hiện không thể so sánh trực tiếp với các tiêu chuẩn của WHO - tiêu chuẩn an toàn về không khí của WHO chỉ đưa ra mức độ trung bình năm, trong khi con số mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra lại xét đến ở một thời điểm nhất định.
WHO cũng cho biết thêm, xét trên khía cạnh khoa học, trong quá trình WHO phát triển các tiêu chuẩn về an toàn và căn cứ trên những thông số quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện đều trong ngưỡng an toàn nên các bạn không cần phải quá lo lắng về tác động của thủy ngân đối với sức khỏe con người.
Đề cập đến dướng dẫn của WHO về vấn đề ô nhiễm không khí do khí độc bao gồm cả thủy ngân, đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng, , đã được Văn phòng WHO tại châu Âu thực hiện từ năm 2000. Theo đó, mức ảnh hưởng bất lợi thấp nhất quan sát được (LOAEL) của thủy ngân trong không khí, tức mức thấp nhất mà thủy ngân có thể gây ra những khác biệt đáng kể về mặt sinh học là từ 15 - 30 microgram/m3 trong 1 năm. WHO cũng đã xem xét đến một loạt yếu tố có thể ảnh hưởng ở nhóm người có nguy cơ cao và nhận định mức 1 microgram/m3 trong 1 năm là mức ô nhiễm trong giới hạn cho phép.
Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của thủy ngân theo các thông số trên đến sức khỏe con người, đại diện WHO, mức này chưa tính đến cho nhóm người trong cơ thể thiếu loại enzym có thể bảo vệ tế bào trước các tổn thương từ thủy ngân. Một nghiên cứu được thực hiện ở Thụy Sĩ và Thụy Điển cho thấy, tỷ lệ của nhóm người này là khoảng 30 - 40 người/1 triệu dân thiếu loại enzym này. Tuy nhiên, WHO khuyến cáo, mức giới hạn trần của nồng độ thủy ngân trong nước uống nên ở mức 1 microgram/l. Với nồng độ thủy ngân nhiễm trong đất, WHO cho biết, hiện chưa có mức tiêu chuẩn.