Triển khai 2 bệnh viện dã chiến chống dịch corona tại TPHCM ra sao?

TPO - Ngày 4/2, phóng viên Tiền Phong đã tới các địa điểm dự kiến sẽ xây dựng 2 bệnh viện dã chiến phòng dịch corona tại TPHCM. Phần lớn người dân địa phương đều chưa biết các bệnh viện sẽ được đặt trên địa bàn, nhưng mọi người đều chủ động phòng chống dịch cúm bằng việc đeo khẩu trang.

Chiều 3/2, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân chủ trì buổi họp kiểm tra công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus coronagây ra, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết TPHCM đang tiến hành đề án xây dựng 2  bệnh viện dã chiến tại huyện Nhà Bè và huyện Củ Chi. Thông tin trên thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân TPHCM và các vùng phụ cận. 

Ngày 4/2, phóng viên Tiền Phong đã có mặt tại xã Phú Xuân, nơi dự kiến sẽ xây dựng Bệnh viện dã chiến cơ sở 2 ở số 25 đường Phạm Thị Quy, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè với quy mô khoảng 200 giường bệnh, 10 giường hồi sức tích cực.

Triển khai 2 bệnh viện dã chiến chống dịch corona tại TPHCM ra sao? ảnh 1

Đường Phạm Thị Quy nằm ở khu vực khá nhiều cơ quan của huyện Nhà Bè, như huyện ủy, nhà văn hóa, ban chỉ huy quân sự, trường chính trị… tuy vậy trục đường này còn nhiều đất trống, um tùm dừa nước. Người dân đều chưa biết nơi đây sẽ đặt bệnh viện dã chiến chống dịch corona.

Triển khai 2 bệnh viện dã chiến chống dịch corona tại TPHCM ra sao? ảnh 2  Khu vực đường Phạm Thị Quy có nhiều cây xanh

Ông Nguyễn Thành Nhung, Chủ tịch UBND xã Phú Xuân cho biết: “UBND phường Phú Xuân đã nhận được chỉ đạo phối hợp tham gia xây dựng Bệnh viện dã chiến cơ sở số 2 tại đường Phạm Thị Quy. Chúng tôi sẽ huy động mọi nguồn lực và tập trung hoàn thành tốt công việc được giao để góp phần ngăn chặn đại dịch corona”.

Theo ông Nhung, vị trí dự kiến sẽ xây dựng bệnh viện dã chiến nằm trên đường Phạm Thị Quy, khu vực gần với Ban chỉ huy quân sự huyện Nhà Bè. Vị trí này hiện nay vẫn là khu đất trống chưa được san lấp, nhiều cỏ dại. Do đó, việc xây dựng bệnh viện sẽ cần thêm thời gian để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, điện, nước, đường xá.

Triển khai 2 bệnh viện dã chiến chống dịch corona tại TPHCM ra sao? ảnh 3 Khu vực đất trống dự kiến xây dựng Bệnh viện dã chiến cơ sở 2 ở xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè. (Ảnh: Trần Nguyên Anh) 

Cũng trong ngày 4/2, PV Tiền Phong đã về địa bàn xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, nơi được dự kiến sẽ xây dựng bệnh viện Dã chiến cơ sở 1 với sức chứa 300 giường. Theo ghi nhận của PV, xã Nhuận Đức chủ yếu là nông nghiệp, dân cư khá thưa thớt, khu vực này giáp ranh với Địa đạo Củ Chi.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Minh Trí, Chủ tịch UBND xã Nhuận Đức cho biết, ông có nghe chủ trương song ông chưa được mời lên làm việc, triển khai cụ thể ra sao, địa điểm chỗ nào. Tuy nhiên, ông Trí cho biết, tinh thần lãnh đạo xã luôn bám sát chủ trương, chủ động phòng tránh bệnh virus corona trong những ngày qua

Triển khai 2 bệnh viện dã chiến chống dịch corona tại TPHCM ra sao? ảnh 4 UBND xã Nhuận Đức. (Ảnh: Nguyễn Dũng)
Tìm hiểu thêm một số hộ dân sống ở gần UBND xã Nhuận Đức, đa phần người dân đều chưa nghe thông tin gì về việc xây bệnh viện dã chiến trên địa bàn xã. Họ cũng tỏ ra lo lắng trước tình hình dịch bệnh do virus corona gây ra và mong rằng các cấp chính quyền và ngành y tế sẽ có nhiều biện pháp giúp người dân Củ Chi phòng tránh dịch bệnh corona. 
Cho đến cuối ngày 4/2, việc xây dựng bệnh viện dã chiến tại TPHCM vẫn chưa được triển khai trên thực địa tại các vị trí dự kiến. Hy vọng rằng thành phố sẽ sớm thực hiện đề án xây dựng vận hành bệnh viện dã chiến để khu trú và tăng khả năng phòng chống dịch corona trên địa bàn cũng như các vùng phụ cận. 
Triển khai 2 bệnh viện dã chiến chống dịch corona tại TPHCM ra sao? ảnh 5 Nơi xây dựng bệnh viện dã chiến gần với các di tích lịch sử tại Củ Chi. (Ảnh: Nguyễn Dũng) 
Triển khai 2 bệnh viện dã chiến chống dịch corona tại TPHCM ra sao? ảnh 6 Xã Nhuận Đức là nơi giao cắt của nhiều tuyến đường. 
MỚI - NÓNG
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
TPO - Tại tòa, bị cáo thuộc đơn vị tư vấn khai quá trình thi công cho đến trước ngày diễn ra sạt trượt, đơn vị tư vấn không nhận được bất cứ phản ánh nào liên quan đến hồ sơ thiết kế. 'Nước ngầm' mà cáo trạng đề cập là do thấm từ trên xuống, lỗi này do đơn vị thi công sử dụng đất đắp không đạt yêu cầu.