Ngay từ 6h sáng ngày mùng 6 Tết Âm lịch, đoàn rước lễ vật hoa tre hội Gióng cung tiến vào Khu di tích lịch sử văn hóa đền Sóc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) để chuẩn bị cho lễ khai hội.
Một người trong đoàn rước giò hoa tre "dọn đường" vào đền.
Theo thông lệ, mỗi năm, 7 thôn làng đại diện cho 7 xã trong số 26 xã của huyện Sóc Sơn có dấu ấn với Thánh Gióng được phép gửi lễ vật đến lễ tế.
Ngoài hoa tre, các vật thiêng được dâng tiến khác bao gồm thôn Phù Mã (xã Phù Linh) rước ngựa sắt; thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược) rước voi chiến; thôn Xuân Tảo (xã Xuân Giang) rước cỏ voi; thôn Xuân Tàng (xã Bắc Phú) rước nữ tướng; thôn Xuân Dục (xã Tân Minh) rước cầu húc; thôn Đức Hậu xã Đức Hòa rước ngà voi và thôn Đan Tảo (xã Tân Minh) rước trầu cau.
Kiệu rước hoa tre được đoàn từ thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) chuận bị mang đến lễ hội.
Giò hoa tre được người dân thôn Vệ Linh đưa vào trong đền.
Sau đó, "lộc hoa tre" được nhóm thanh niên bảo vệ mang từ đền Thượng về đền Trình.
Lộc hoa tre được đưa về đền Trình làm lễ.
Sau đó, lộc hoa tre được chia, gói gọn vào các bao tải.
Nam thanh niên thôn Vệ Linh cho biết: "Sẽ không để tình trạng cướp lộc diễn ra tại lễ hội, năm nay dùng phương án dùng bao tải để đựng lộc hoa tre mang về và phát tại làng".
Lộc hoa tre được gói gọn trong bao tải được hàng chục thanh niên thôn Vệ Linh bảo vệ khỏi vòng vây nghìn người.
Có ý kiến cho rằng, thay vì phát ngay tại đền Sóc, mang lộc hoa tre về sẽ được người dân thôn bán lại với giá cao.