WHO đã có 7- 8 ứng cử viên hàng đầu sản xuất vắc xin COVID-19

Hàng trăm công ty đang tăng tốc nghiên cứu và phát triển COVID-19.
Hàng trăm công ty đang tăng tốc nghiên cứu và phát triển COVID-19.
TPO - Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết, đã có 7-8 ứng cử viên hàng đầu sản xuất vắc-xin chống COVID-19 trong số hàng trăm ứng cử viên trên khắp thế giới đang tăng tốc nghiên cứu và phát triển vắc-xin.  

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết tại cuộc họp trực tuyến của hội đồng kinh tế, xã hội của Liên Hợp Quốc rằng, suy nghĩ ban đầu từ hai tháng trước rằng có thể mất 12 đến 18 tháng để ra đời một loại vắc-xin. Thế nhưng, ông cho rằng, các nỗ lực đã được thúc đẩy và đã được hỗ trợ tới 7,4 tỷ euro ( tương đương 8 tỷ USD) tại cuộc họp của lãnh đạo 40 quốc gia hồi tuần trước.

Ông cho rằng, 8 tỷ USD sẽ không đủ và các quỹ bổ sung là cần thiết để tăng tốc việc phát triển vắc-xin, nhưng quan trọng hơn cả là sản xuất đủ để đảm bảo loại vắc-xin này có thể đến tới mọi người, không ai bị bỏ lại.

Ông Tedros cũng cho biết thêm, hiện nay đã có những ứng cử viên tốt. Những ứng cử viên hàng đầu có khoảng 7,8 ứng cử, trong khi WHO có tới hơn 100 ứng cử viên, nhưng ông không tiết lộ tên của ứng cử viên.

Kể từ tháng 1 đến nay, WHO đã làm việc với hàng ngàn nhà nghiên cứu khắp thế giới để tăng tốc phát triển một loại vắc-xin từ mô hình thí nghiệm trên động vật để có những thử nghiệm lâm sàng trên người.

Ông Tedros cho rằng, có một tập đoàn có tới hơn 400 nhà khoa học có liên quan tới việc phát triển và chẩn đoán vắc-xin. Ông nhấn mạnh rằng, COVID-19 thật khủng khiếp và là kẻ giết người. Hiện nay, đã có tới 4 triệu người nhiễm COVID-19 và có tới hơn 275.000 người thiệt mạng.

Ông Tedros cho rằng, đại dịch COVID-19 đang dạy cho chúng ta nhiều bài học đau đớn, đặc biệt là tầm quan trọng của các hệ thống y tế khu vực và quốc gia. Thế nhưng, với xu hướng hiện nay, hơn triệu người sẽ không được tiếp nhận các dịch vụ y tế cần thiết vào khoảng năm 2030. Ông nhấn mạnh rằng, những phản ứng đối với COVID-19 vẫn tiếp diễn, các quốc gia cũng phải đặt nền tảng y tế an toàn hơn.

Ông Tedros nói: “ Thế giới đã chi khoảng 7.5 ngàn tỷ cho chăm sóc y tế mỗi năm, chiếm khoảng 10% GDP, nhưng các đầu tư tốt nhất dành cho thúc đẩy y tế và phòng chống bệnh ở giai đoạn chăm sóc ban đầu sẽ có thể cứu được tính mạng con người và tiết kiệm được tiền bạc”.

Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc Amina Mohammed cho biết tại một cuộc họp rằng, tất cả các quốc gia đang chung tay với nhau nhưng các ưu tiên hàng đầu phải dành cho các nước và các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất. Bà kêu gọi một chương trình giảm nợ  dành cho các quốc gia bị tổn thương để họ vực dậy nền kinh tế.

Theo The New York Post
MỚI - NÓNG