Vùng Thủ đô sẽ có thêm 3 tỉnh

Vùng Thủ đô sẽ có thêm 3 tỉnh
Thủ tướng vừa phê duyệt nhiệm vụ diều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

> Bí thư thành ủy HN Phạm Quang Nghị: Cần thiết siết nhập cư
> Thông qua Luật Thủ đô, không thu phí giao thông cao hơn

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội và các địa phương trong vùng cần định hướng liên kết mạng lưới các đô thị cấp vùng, tỉnh.
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội và các địa phương trong vùng cần định hướng liên kết mạng lưới các đô thị cấp vùng, tỉnh..

Theo đó, quy mô, phạm vi nghiên cứu điều chỉnh bao gồm Thủ đô Hà Nội và 9 tỉnh là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang (mở rộng thêm 3 tỉnh là Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang), có tổng diện tích 24.314,7 km2 với dân số hiện trạng toàn vùng năm 2010 vào khoảng 17 triệu người.

Với quyết định này, tầm nhìn vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2050 sẽ là vùng kinh tế tổng hợp lớn của quốc gia và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là khu vực phát triển năng động, có chất lượng đô thị cao, môi trường đầu tư thuận lợi, bền vững; bảo đảm an ninh, quốc phòng; vùng Thủ đô có trung tâm chính trị, văn hóa - lịch sử, khoa học, giáo dục - đào tạo và du lịch lớn của cả nước.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan phải đánh giá việc quy hoạch xây dựng tại các tỉnh, thành phố trong vùng liên quan đến quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội được duyệt; đánh giá thực trạng sử dụng đất theo quy hoạch được duyệt; đánh giá việc thực hiện quy hoạch các vùng công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, vùng công nghiệp trọng điểm…và đưa ra những dự báo về kinh tế - xã hội.

Về điều chỉnh định hướng quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội và các địa phương trong vùng cần định hướng liên kết mạng lưới các đô thị cấp vùng, tỉnh..., xem xét vị thế các đô thị lớn, các đô thị đối trọng trong vùng mở rộng như Hải Dương, Việt Trì, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên...

Bên cạnh đó cần phải bổ sung các đô thị chuyên ngành gắn với các trung tâm đào tạo, công nghệ cao (Hòa Lạc, Yên Bình), công nghiệp (như Phố Nối, Đồng Văn...), du lịch (như Sơn Tây, Thanh Thủy, Sao Đỏ - Chí Linh, Tam Đảo, Lương Sơn, Quan Sơn, hồ Núi Cốc...), dịch vụ thương mại, phát triển nhà ở (như Mê Linh, Văn Giang, Từ Sơn...).

Đáng chú ý, trong vấn đề phát triển hạ tầng xã hội cho vùng Thủ đô, Thủ tướng yêu cầu cần đề xuất có tính khả thi đối với việc chia sẻ hạ tầng xã hội tại các tỉnh để phát triển các khu vực đại học, các dịch vụ y tế, nhằm giảm tải cho Thủ đô Hà Nội. Nghiên cứu cơ chế phát triển đối với các trung tâm mới về giáo dục và y tế đã và đang hình thành như: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên; hình thành 5 tổ hợp y tế cấp vùng tại Thủ đô Hà Nội mở rộng, đề xuất định hướng mới và rà soát quy mô, tính chất các trung tâm giáo dục vùng: Hà Nội - Hải Phòng - Nam Định, các trung tâm y tế vùng như Hải Dương, Vĩnh Yên, Phủ Lý.

Thủ tướng giao cho Bộ Xây dựng tổ chức lập quy hoạch, thẩm định trình duyệt trong vòng một năm kể từ thời điểm quyết định này được phê duyệt.

Theo Vneconomy

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.