Vữa trần chực rơi xuống đầu: Hiệu trưởng trường nói gì?
TPO - Nhiều vụ việc sinh viên, học sinh bị nạn ngay trong trường học đang dấy lên nỗi lo về sự mất an toàn của các công trình học đường. Trong khi đó, ngay giữa trung tâm Thủ đô, thầy trò trường THPT Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng) đang phải dạy và học trong tình trạng nơm nớp sợ hãi vì mảng tường, vôi vữa có thể rơi xuống bất cứ lúc nào.
Một vụ tai nạn học đường thương tâm tuần trước xảy ra tại Trường Đại học Hutech (TP.HCM) vào ngày 18/10. Khi đó, sinh viên Nguyễn T. L (SN 1988) đang xếp hàng vào thang máy thì bị một cục bê tông từ tầng 16 rơi trúng đầu. Nhiều sinh viên khác đang xếp hàng cũng bị mảnh bê tông văng trúng. Vụ việc khiến nam sinh tử vong.
Cũng từ vụ việc ở trường Đại học Hutech, lãnh đạo nhiều địa phương đã yêu cầu các trường rà soát lại cơ sở vật chất trong trường học
Động thái này cũng xuất phát từ việc thời gian qua, nhiều vụ tai nạn trong nhà trường đã xảy ra mà nguyên nhân một phần cũng do sự xuống cấp của cơ sở vật chất trong nhà trường. Điều này đã dấy lên mối lo ngại cho gia đình, nhà trường, học sinh. Đã không ít người lo lắng đến nỗi phải thốt lên nhiều phòng học thành nơi bất an.
Hiện tại, ngay giữa thủ đô Hà Nội, hơn 1.500 học sinh, thầy cô giáo Trường THPT Trần Nhân Tông đang ngày ngày phải dạy và học trong sự sợ hãi bởi các mảng trần có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Cơ sở hạ tầng của nhà trường có nhiều dấu hiệu xuống cấp, đặc biệt là tại khu lớp học.
Vữa rơi tại trường THPT Trần Nhân Tông
Ngày 13/10 vừa qua, hai mảng vữa lớn bất ngờ rơi xuống tại hai phòng học của lớp 12A12 và 12A13 nhưng rất may hôm đó các em học sinh được nghỉ học. Tiếp đó, ngày 20/10 các mảng vữa lớn tiếp tục rơi ở lớp 10A13.
Để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên, Ban giám hiệu nhà trường đã yêu cầu học sinh hai lớp 12A12 và 12A13 đến học tạm tại phòng hội đồng của nhà trường.
Trao đổi với báo chí, thầy Phan Thanh Tùng – Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông cho biết, trường đã xuống cấp từ năm 2010.
Đến năm 2013, nhà trường đã trao đổi trực tiếp và cùng với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội xây dựng kế hoạch tu bổ, xây dựng và trình lên UBND thành phố. “Chúng tôi hy vọng có thể được tạo điều kiện để nhanh tiến hành tu bổ, xây dựng lại để đảm bảo an toàn của học sinh và giáo viên tại trường” – thầy Tùng nói.
Trước đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có biên bản đánh giá nhiều phòng học tại đây không đảm bảo an toàn vì kết cấu công trình tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, tường trụ xuất hiện nhiều vết nứt lớn
Để hạn chế nguy cơ rơi vữa, một biện pháp tình thế được nhà trường đưa ra là chọc những điểm bị rạn nứt có khả năng rơi lở. Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn vẫn chưa thực sự được tuyệt đối.
Phương án cải tạo xây mới trường này cũng đã được đưa ra. Tuy nhiên, dù các thủ tục đã được hoàn tất cách đây gần một năm nhưng vì lý do chưa được UBND TP Hà Nội cấp kinh phí nên dự án cải tạo xây mới chưa biết đến bao giờ mới được triển khai.
TPO - HLV Mano Polking của U23 Thái Lan khẳng định rằng ông muốn giành ngôi đầu bảng chỉ vì không muốn phải di chuyển để thi đấu trận bán kết chứ không hề có ý định tránh U23 Việt Nam. Bởi theo ông, Indonesia còn đáng ngại hơn.
TPO - Diễn đàn "Điều em muốn nói" có sự tham gia của nhiều nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia tâm lý, nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ cùng lãnh đạo phòng GD&ĐT đến từ 30 quận, huyện, ban giám hiệu các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc biệt là sự có mặt của gần 1.000 cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THCS Giảng Võ.
TP - Nhiều học sinh tâm sự, trong và sau đại dịch COVID-19 phải hứng chịu áp lực dồn nén nhưng không biết chia sẻ cùng ai. Các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục cho rằng, cần có nơi để học sinh giải tỏa.
TPO - Nhiều học sinh lớp 9, chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm nay chia sẻ, bản thân tự so sánh với bạn bè, tạo ra áp lực cho chính mình. Đã có lúc, em không muốn giao tiếp với những người xung quanh. Chỉ xin bố mẹ, thầy cô đừng tạo thêm áp lực mà hãy tin tưởng, động viên để con tiếp thêm sức mạnh, tự tin "vượt vũ môn".
TPO - Nhân viên tư vấn Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111- Cục Trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho hay, trong và sau đại dịch COVID-19, nhiều trẻ em gọi điện phản ánh, chia sẻ với các nhân viên tổng đài về tình trạng bị người thân bạo lực tinh thần.
TP - Theo ý kiến nhiều chuyên gia, khi lựa chọn nguyện vọng, thí sinh cần nắm được các nguyên tắc cơ bản để tránh tình trạng bỏ học giữa chừng hoặc không thích làm việc.
TPO - Học sinh chịu áp lực điểm số, thành tích học tập, mâu thuẫn trong quan hệ với bạn bè, thầy cô hay cha mẹ chưa thấu hiểu? Chúng ta hãy cùng lắng nghe “Điều em muốn nói” tại diễn đàn cùng tên do Hội đồng đội T.Ư phối hợp Báo Tiền Phong, Sở GD&ĐT Hà Nội, UBND quận Ba Đình tổ chức vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày mai (17/5) tại Trường THCS Giảng Võ, quận Ba Đình (Hà Nội).
TPO - Nếu được thông qua, hầu hết các bậc học ở TPHCM từ năm học 2022-2023 đều tăng học phí, trong đó, bậc THCS tăng cao nhất khi từ 60.000 đồng/tháng lên 300.000 đồng/tháng, tương đương với tăng 5 lần.
TPO - Phát hiện nhiều sai phạm ở Sở GD&ĐT Phú Yên; Bộ GD&ĐT sẽ xin ý kiến các cấp có thẩm quyền về dạy học môn Lịch sử; Hội đồng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM phải giao quyền hiệu trưởng trong tháng 5... là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.
TPO - Năm học 2021-2022, toàn TPHCM có trên 100.000 học sinh tốt nghiệp THCS. Trong đó, chỉ tiêu vào lớp 10 trường phổ thông công lập là 72.800 em thông qua thi tuyển, và gần 50.000 chỉ tiêu vào lớp 10 qua hình thức xét tuyển vào các cơ sở giáo dục tư thục, dân lập, trường có vốn đầu tư nước ngoài, trung tâm GDNN-GDTX, trung tâm GDTX và các trường nghề.