Vụ ly hôn vợ chồng 'vua cà phê' Trung Nguyên: Tòa bác một số yêu cầu của bà Thảo

Bà Thảo và ông Vũ Ảnh: Tân Châu
Bà Thảo và ông Vũ Ảnh: Tân Châu
TP - Hôm qua (2/12), TAND cấp cao tại TPHCM đưa vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyễn Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo ra xét xử phúc thẩm, theo kháng cáo của hai bên, kháng nghị của Viện Kiểm sát.

Tại phiên tòa, phía bà Thảo yêu cầu thay đổi thành phần Hội đồng xét xử (HĐXX) vì HĐXX phiên tòa phúc thẩm này gồm 3 người thì có 2 thẩm phán đã từng giải quyết các vụ việc liên quan đến bà Lê Hoàng Diệp Thảo và đều không chấp nhận kháng cáo của bà Thảo; Phía bà Thảo cũng yêu cầu giám định tâm thần đối với ông Vũ; Triệu tập đại diện giám định tài sản và một số người có liên quan.

HĐXX đã bác các yêu cầu này vì không có căn cứ. HĐXX cũng cho bà Thảo, ông Vũ hòa giải lần cuối tại tòa. Bà Thảo xin rút đơn ly hôn và đơn từ liên quan đến tài sản. Phía ông Vũ không chấp nhận hòa giải và tòa tiếp tục xét xử.

Theo nội dung vụ ly hôn, bà Thảo và ông Vũ có 4 con. Năm 2015, bà Thảo đơn phương ly hôn vì vợ chồng xảy ra nhiều mâu thuẫn và mong muốn nuôi tất cả 4 con, ông Vũ cấp dưỡng, yêu cầu không đưa một số tài sản chung vào giải quyết trong vụ án, đề nghị hưởng 51% cổ phần (ước tính 2.114 tỷ đồng) trong Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên (công ty chiếm phần lớn giá trị của Tập đoàn Trung Nguyên).

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đề nghị được hưởng 70% tài sản tại các ngân hàng cũng như giá trị cổ phần tại tất cả các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên và sẽ thanh toán lại cho bà Thảo bằng tiền mặt đối với số cổ phần còn lại.

Bản án sơ thẩm đã tuyên chấp nhận cho vợ chồng bà Thảo ly hôn, ghi nhận sự thỏa thuận của hai bên về việc chia bất động sản, giao các con cho bà Thảo nuôi dưỡng, ông Vũ cấp dưỡng 10 tỷ đồng/năm.

Đối với tài sản còn lại, bản án tuyên ông Vũ được sở hữu 60%, nắm quyền điều hành Trung Nguyên và có nghĩa vụ trả lại bà Thảo bằng tiền tương ứng với số cổ phần bà sở hữu.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.