Theo báo Anh The Express, tháng 11/1939, một bưu kiện bí ẩn xuất hiện tại Văn phòng Hải quân Anh ở thủ đô Oslo của Na Uy. Tài liệu bên trong về sau được biết đến với cái tên Báo cáo Oslo và thông tin về công nghệ mới mà Hitler và Đức quốc xã đang sử dụng. Sau này, người ta biết được người gửi những thông tin quý giá này (giúp quân đồng minh cuối cùng thắng cuộc chiến) là nhà toán học Đức Hans Ferdinand Mayer.
Tác giả chuyên viết các vấn đề an ninh, tình báo Nigel West nói: “Báo cáo Oslo là một món quà, một tài liệu vô danh tiết lộ thông tin về những đột phá công nghệ ở Đức. Đó là những phát kiến khoa học có tính ứng dụng quân sự rất mạnh, từ vũ khí dẫn hướng đến ngòi nổ”.
Tài liệu được chuyển cho cơ quan tình báo Anh MI6 để phân tích sâu hơn. Nhưng MI6 nghĩ đây là chiến thuật đánh lạc hướng của Đức quốc xã nên bỏ qua.
Trong khi đó, nhà vật lý R.V. Jones lại rất “tinh mắt”. Chuyên gia Anthony Brown giải thích: “Khi R.V. Jones nhìn thấy bản báo cáo, ông rất phấn khích và có thể thấy nó là bản xịn. Ông nhận ra mình đã đào trúng mỏ vàng. R.V. Jones là người thiết kế cách biện pháp đối phó, cụ thể là bẻ cong tia laser mà các máy bay ném bom của Đức đang sử dụng lúc bấy giờ”.
Báo cáo Oslo tiết lộ cách thức máy bay ném bom của Đức quốc xã tấn công chính xác mục tiêu vào ban đêm – sử dụng tín hiệu điện tử để phi công biết khi nào thì nhấn nút thả bom.
Walter Boyne, cựu giám đốc Bảo tàng Hàng không và Không gia Quốc gia, giải thích: “Dĩ nhiên điều này được đề cập trong Báo cáo Oslo. Tiến sĩ Jones nghiên cứu sâu hơn báo cáo này và nhận ra họ sử dụng tia laser. Khi phi công nhận được điểm đánh dấu, họ sẽ thả bom”.
Tiến sĩ Jones làm việc cùng với các sĩ quan tình báo Anh để tạo ra một tín hiệu điện tử đối phó mạnh hơn rất nhiều. Tín hiệu này khiến cho Đức quốc xã thả bom lệch mục tiêu, rơi cách xa các thành phố lớn.